(04/12/2018)
Thường xuyên ăn mặn khi mang thai làm gia tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén và cao huyết áp. Chính vì vậy, mẹ bầu cần phải lưu ý kiểm soát chế độ dinh dưỡng của mình cho thật tốt để tránh được những biến chứng gây hại.
Sự thay đổi hormone trong cơ thể trong suốt quá trình mang thai sẽ khiến cho nhu cầu về muối của người mẹ cũng tăng hơn so với bình thường. Dẫu vậy, nó cũng không có nghĩa là người mẹ bầu cần phải thêm muối vào thức ăn, bởi lượng thức ăn khi nạp vào cơ thể đã đủ để đáp ứng nhu cầu đó rồi.
Bên cạnh đó, ốm nghén khi mang thai thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ làm cho mẹ bầu cảm thấy nhạt miệng. Do lượng nước được dự trữ trong cơ thể nhiều hơn khi mang thai, đồng thời làm tăng nhu cầu về muối natri chính là nguyên nhân lý giải việc mẹ bầu ăn mặn nhiều hơn bình thường.
Khi nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn mặn sẽ dẫn đến lượng natri tăng, làm cho mẹ bầu dễ bị hồi hộp, buồn bực, khó chịu, đi tiểu giảm và đặc biệt còn gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, mẹ bầu ăn mặn sẽ có thể dẫn đến nguy cơ phù nề và cao huyết áp thai kỳ. Hơn nữa, nó còn khiến cho mẹ bầu luôn ở trong tình trạng khát nước. Khi đó, sẽ làm mất cân bằng lượng chất trong cơ thể bà làm mẹ bầu mệt mỏi.
Không những thế, việc ăn mặn khi mang thai còn làm giảm khả năng bài tiết của nước bọt, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi trùng sản sinh trong đường hô hấp. Từ đó, làm kém đi sức đề kháng của niêm mạc miệng và người mẹ sẽ dễ mắc phải chứng viêm họng và nhiễm độc thai nghén.
Mẹ bầu có thói quen ăn mặn cũng không hề tốt cho thận của thai nhi. Bởi các cơ quan tiêu hoá và thận của thai nhi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nên việc mẹ ăn quá nhiều muối sẽ làm tổn thương thận của bé đó.
Không ăn những món mặn chế biến sẵn
Những món mặn chế biến sẵn như: ô mai, mứt, hoa quả sấy khô, khoai tây rán, bánh quy mặn,… đều chứa lượng muối khá lớn nên không tốt cho mẹ bầu. Vì thế mà mẹ bầu không nên ăn những món ăn này. Nếu quá thèm mặn, chỉ nên mang theo một chút đồ ăn nhỏ và chia thành nhiều bữa trong ngày. Việc làm này sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát tốt hơn được lượng muối natri đưa vào cơ thể.
Tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe
Có được chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi. Cho nên, mẹ bầu hãy tăng cường bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khoẻ như: sữa, các chế phẩm từ sữa, rau xanh và trái cây tươi,… sẽ giúp mẹ giảm bớt thói quen ăn mặn một cách hiệu quả đó.
Uống nhiều nước
Mỗi khi cảm thấy nhạt miệng, mẹ bầu nên uống 1 cốc nước lọc hoặc nước ép từ trái cây tươi. Không chỉ có tác dụng giải khát, mà còn giúp giải độc và giảm bớt lượng muối trong cơ thể.
Satbabau.vn hy vọng bài viết này đã giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc có nên ăn mặn khi mang thai không? Đồng thời giúp mẹ bầu đối phó lại chứng ăn mặn để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ