Trang chủ » Mẹ bầu bị chuột rút ở háng có sao không?

Mẹ bầu bị chuột rút ở háng có sao không?

(02/05/2022)

Mẹ bầu có thể bị chuột rút ở nhiều vị trí trên cơ thể như bắp chân, mông, háng, đùi, ngón chân…khiến mẹ đau đớn rất khó chịu. Mẹ bầu bị chuột rút ở háng có sao không và cần làm gì để cải thiện là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm.

Rate this post

Vì sao mẹ bầu bị chuột rút ở háng?

Dưới đây là những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút ở háng:

Do giãn tĩnh mạch

Khi mang thai, mẹ bầu đối mặt với nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch vùng âm đạo do sự tích tụ máu ở chi dưới. Chính điều này gây nên tình trạng đau khớp háng, chuột rút ở háng.

Thiếu canxi

Cơ thể cần nhiều canxi khi mang thai nên nhiều mẹ bầu không đáp ứng đủ, dẫn đến thiếu canxi. Thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu gây nên các triệu chứng như đau lưng khi mang thai, chuột rút ở háng, đau khớp…

Thiếu magie

Magie có vai trò quan trọng đối với hoạt động của các dây thần kinh. Nếu không bổ sung đủ magie mẹ bầu sẽ có nguy cơ cao bị đau háng, chuột rút ở háng và đau dây thần kinh.

Mẹ bầu bị chuột rút ở háng có sao không?

Không bổ sung đủ magie khiến mẹ bầu có nguy cơ cao bị chuột rút

Sự thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể mẹ tiết ra nhiều hormone có chức năng làm mềm sụn khớp, dây chằng khu vực xương chậu để tạo thuận lợi cho việc căng giãn của tử cung khi em bé chào đời. Song song với việc đó, hormone này lại là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút và đau háng.

Tăng cân nhanh

Việc tăng cân nhanh đã tạo nên một áp lực lớn lên khớp háng, khiến mẹ bầu dễ bị chuột rút ở háng và đau khớp háng.

Do chuyển động của thai nhi

Thai nhi ngày càng lớn nhanh trong bụng mẹ. Bé liên tục thực hiện những động tác như đá, xoay người, thay đổi vị trí. Chính những chuyển động này đã tạo áp lực lên các dây thần kinh vùng háng của mẹ. Đặc biệt là khi thai nhi di chuyển xuống phần đáy tử cung sẽ khiến khớp háng chịu nhiều áp lực hơn, có thể dẫn đến tình trạng chuột rút.

Chuyển dạ

quá trình chuyển dạ cuối thai kỳ cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút ở háng. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ sản xuất nhiều hormone relaxin để làm mềm khu vực hông chậu và khớp háng cũng bị ảnh hưởng.

Mẹ bầu bị chuột rút ở háng có sao không? 

Tình trạng chuột rút dường như là hệ quả của sự thay đổi sinh lý bên trong cơ thể mẹ nên đây là hiện tượng hết sức bình thường và không có gì đáng lo ngại. Thế nhưng, nhiều trường hợp chuột rút cũng rất nguy hiểm vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các nguy cơ sảy thai, sinh non. 

Mẹ bầu bị chuột rút ở háng có sao không?

Chuột rút ở háng có thể tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm như sinh non, sảy thai

Nếu mẹ bầu bị chuột rút kèm theo biểu hiện đau bụng, đau lưng dữ dội hay ra máu âm đạo bất thường thì hãy đi khám ngay. Trường hợp mới mang thai mà bị chuột rút thì mẹ cũng cần đi khám vì có thể đây là biểu hiện của tình trạng mang thai ngoài tử cung hết sức nguy hiểm.

Khắc phục chứng chuột rút ở háng

Chuột rút hầu như là khá an toàn, chỉ một phần nhỏ là dấu hiệu của tình trạng nguy hiểm. Vì thế, mẹ bầu có thể an tâm áp dụng những biện pháp sau để cải thiện.

Chườm nóng: Chườm nóng có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, đem lại hiệu quả trong việc giảm chuột rút và đau nhức khớp háng. Mẹ có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc ngâm chân bằng nước ấm để cải thiện tình trạng chuột rút ở háng.

Bổ sung canxi: Thiếu canxi gây chuột rút nên bổ sung đủ canxi không gây sỏi thận cho bà bầu là cách cải thiện hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích. Cung cấp đủ canxi không chỉ làm giảm tình trạng chuột rút mà còn ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, đau lưng ở mẹ bầu cũng như cung cấp đủ canxi để thai nhi phát triển toàn diện hệ xương và răng.

Mẹ bầu bị chuột rút ở háng có sao không?

Viên uống bổ sung canxi cho bà bầu

Chườm lạnh: Ngoài chườm nóng mẹ có thể chườm lạnh để cải thiện tình trạng này. Chườm lạnh giúp co mạch, giảm đau hiệu quả.

Tập yoga: Các bài tập yoga đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ, giúp năng cao sức khỏe, sự dẻo dai của cơ thể, giảm chuột rút và cải thiện tâm trạng.

Massage: Các động tác massage sẽ giúp thư giãn cơ bắp, giải tỏa sự căng thẳng, từ đó ngăn ngừa tình trạng chuột rút.

Có một lưu ý với mẹ bầu đó là mẹ KHÔNG nên uống canxi với nước cam  vì có thể làm cản trợ khả năng hấp thu canxi và gây lắng đọng, tạo thành canxi oxalat có hại cho cơ thể.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn