Trang chủ » Mang thai 7 tuần đau bụng lâm râm là bị làm sao?

Mang thai 7 tuần đau bụng lâm râm là bị làm sao?

(27/10/2024)

Mang thai 7 tuần đau bụng lâm râm là tình trạng không hiếm gặp ở một số mẹ bầu. Tuy nhiên mẹ không nên chủ quan bởi có những trường hợp gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.

Rate this post

Mang thai 7 tuần đau bụng lâm râm bị bệnh gì?

Mang thai 7 tuần đau bụng lâm râm là bị làm sao?

Đau bụng lâm râm ở bà bầu 7 tuần có thể do mẹ bị táo bón, bị căng thẳng

Bà bầu mang thai 7 tuần đau bụng lâm râm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như bị táo bón, bị stress căng thẳng hay bởi các nguyên nhân khác. Ở những tuần thai sau, mẹ bầu đau bụng có thể bởi đau cơ Braxton – Hicks, cụ thể như sau:

  • Do bị táo bón: Phụ nữ mang thai có thể gặp phải tình trạng khó chịu như đau bụng, đầy hơi do táo bón. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa thức ăn hay thai nhi phát triển tạo sức ép lên dạ dày và ruột, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và khiến mẹ bị táo bón.
  • Do bị stress hoặc căng thẳng: Căng thẳng, stress ở bà bầu gây ra đau một hay hai bên bụng, đau háng. Cơn đau xuất hiện khi mẹ vận động nhiều hoặc sau một ngày làm việc, đôi khi mẹ bị đau khi đứng lên, dậy khỏi giường, đổi tư thế..
  • Do đau cơ Braxton – Hicks: Với những bà bầu sắp sinh, bị đau bụng có thể do đau cơ Braxton – Hicks, đi kèm với các cơn đau lưng dưới.
  • Do nguyên nhân khác: Nếu mẹ mang thai bị đau bụng kèm theo những dấu hiệu bất thường, có thể thai nhi đã gặp nguy hiểm và mẹ cần đi khám bác sĩ ngay.

Dấu hiệu bà bầu đau bụng lâm râm cảnh báo nguy hiểm

Mang thai 7 tuần đau bụng lâm râm là bị làm sao?

Một số trường hợp đau bụng ở bà bầu có thể cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm

Bà bầu mang thai 7 tuần đau bụng lâm râm có thể là dấu hiệu nguy hiểm, do đó, mẹ cần lưu ý các dấu hiệu để tới bệnh viện sớm:

  • Thai bị lạc vị: Là tình trạng trứng thụ tinh và làm tổ ở bên ngoài tử cung hoặc trong ống dẫn trứng. Hiện tượng bị đau bụng có thể xuất hiện sớm ở tuần thứ 4 hay mang thai 7 tuần. Dấu hiệu nhận biết là xương chậu hoặc bụng có cơn đau nhói, âm đạo tiết ra máu nâu hay đỏ, cơn đau trầm trọng khi mẹ bầu ho hoặc di chuyển.
  • Sảy thai: Sảy thai tự nhiên có thể diễn ra ở giai đoạn đầu thai kỳ với triệu chứng âm đạo ra nhiều máu, kèm theo tình trạng đau bụng lâm râm trong vài giờ đồng hồ hay lâu hơn là vài ngày. Cơn đau bụng chuyển biến tự nhẹ tới nặng tùy vào tình trạng ra máu ở bà bầu, kèm theo cảm giác đau lan xuống vùng lưng dưới và xương chậu.
  • Nhau thai bị đứt: Đây là tình trạng nguy hiểm với cả mẹ bầu và thai nhi. Ngoài đau bụng mẹ có thể bị chảy máu đột ngột, vỡ nước ối.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: Bị nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai có các triệu chứng như đau, nóng rát khi đi tiểu, bị đau bụng dưới lâm râm, tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát, nước tiểu có mùi chua..

Cách cải thiện tình trạng đau bụng cho mẹ bầu thế nào?

Nếu tình trạng mẹ mang thai 7 tuần đau bụng lâm râm không phải do các trường hợp nguy hiểm, mẹ có thể thử áp dụng một số cách sau để hạn chế các cơn đau và khó chịu:

  • Chia nhỏ các bữa ăn và kết hợp vận động hợp lý để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn hiệu quả.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và khỏe mạnh.
  • Hạn chế vận động quá mạnh, không nên thay đổi tư thế đột ngột bởi vận động mạnh sẽ làm căng dây chằng và làm mẹ bầu bị đau.
  • Tắm với nước ấm và chườm bụng giúp cơ thể thư giãn, giảm đau bụng cho mẹ bầu hiệu quả.
  • Lựa chọn tư thế ngồi hay nằm phù hợp, dùng gối kê sau lưng, kê cao chân, ngồi nửa nằm…
  • Nghỉ ngơi đầy đủ giúp tinh thần thư giãn, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi tốt hơn.
  • Tập những bài tập thể dục đơn giản, phù hợp với các bà bầu để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, tăng cường sức khỏe và giảm đau cho bà bầu.

Để có một cơ thể khỏe mạnh và giữ sức khỏe tốt khi mang thai, tăng cường sức đề kháng hiệu quả, mẹ đừng quên bổ sung các vi chất qua viên uống bên cạnh việc ăn uống đầy đủ. Sử dụng các viên uống cung cấp vi chất như viên canxi, DHA, acid folic, sắt cho bà bầu sẽ giúp mẹ đáp ứng nhu cầu của cơ thể, phòng ngừa tình trạng thiếu chất, thiếu máu thiếu sắt hay gặp các vấn đề về sức khỏe khác.

Viên sắt axit folic cho bà bầu mẹ sau sinh

Viên sắt và axit folic cho bà bầu – hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Như vậy, tình trạng mang thai 7 tuần đau bụng lâm râm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, mặc dù phần lớn trường hợp không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng mẹ không được chủ quan mà cần chú ý các dấu hiệu bất thường để gặp bác sĩ kịp thời. Mẹ hãy sinh hoạt hợp lý, ăn uống khoa hoc lành mạnh và tham khảo cách giữ thai trong 3 tháng đầu để trải qua thai kỳ an toàn, thuận lợi.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36