Trang chủ » Mang thai 39 tuần bị táo bón có sao không?

Mang thai 39 tuần bị táo bón có sao không?

(21/04/2022)

Táo bón là hiện tượng phổ biến khi mang thai do những biến đổi của cơ thể mẹ bầu. Giai đoạn cuối thai kỳ hiện tượng táo bón càng phổ biến hơn do áp lực của kích thước tử cung lên hệ tiêu hóa cũng như sự thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới. Mặc dù vậy, táo bón đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề tại đường tiêu hóa của mẹ bầu. Mang thai 39 tuần bị táo bón có sao không?

5 (100%) 2 votes

Mang thai 39 tuần bị táo bón có sao không?

Mang thai 39 tuần bị táo bón có thể là dấu hiệu mẹ bầu sắp chuyển dạ

Táo bón là tình trạng mẹ bầu đi ngoài dưới 3 lần/tuần với các triệu chứng như đau lưng âm ỉ, bụng dưới đau quặn,… Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bà bầu 39 tuần sắp sinh nếu mẹ bầu bị táo bón kèm theo các hiện tượng rò rỉ nước ối, dịch âm đạo có màu hồng, đau dưới thắt lưng,… Lúc này mẹ bầu cần được đưa ngay đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, chuẩn bị sẵn sàng, chu đáo cho quá trình sinh nở để chào đón bé yêu tốt nhất, tránh những biến chứng có thể xảy ra khi mẹ bầu vượt cạn.

Mang thai 39 tuần bị táo bón có sao không?

Mang thai 39 tuần bị táo bón có thể là dấu hiệu mẹ bầu sắp chuyển dạ

Các nguyên nhân khác khiến mẹ bầu tuần 39 bị táo bón

Theo thống kê, số lượng mẹ bầu bị táo bón dao động trong khoảng 11 – 38% với những biểu hiện như không thường xuyên và gặp khó khăn khi đi tiêu. Nguyên nhân khiến mẹ bầu tuần 39 bị táo bón bao gồm những thay đổi sinh lý và giải phẫu trong cơ thể bà bầu. Ngoài ra mẹ bầu cũng bị táo bón do một số nguyên nhân khác.

Cụ thể như sau:

  • Sự thay đổi về nội tiết tố khiến nhu động ruột bị giảm đi, chất thải di chuyển chậm qua đường ruột khiến quá trình tái hấp thụ nước từ chất thải tăng lên, phân trở nên rắn, khô làm bà bầu khó đại tiện.
  • Kích thước thai nhi lớn khiến đường ruột bị chèn ép, chất thải khó di chuyển.
  • Mẹ bầu uống viên sắt và canxi chất lượng không đảm bảo lại ít uống nước, bổ sung chất xơ gây táo bón. Trong đó sắt là nguyên nhân gây táo bón phổ biến hơn và khiến phân có màu đen.

Mang thai 39 tuần bị táo bón có sao không?

Mang thai 39 tuần bị táo bón có sao không?

Mẹ bầu 39 tuần bị táo bón phần lớn là do áp lực của thai kỳ, ít gây ra biến chứng nguy hiểm

Nếu mẹ bầu bị táo bón thường xuyên, kéo dài thì có thể gây ra các biến chứng như:

  • Bệnh trĩ: Đi tiêu khó khăn có thể khiến tĩnh mạch trong và xung quanh hậu môn sưng lên tạo thành các búi trĩ.
  • Rò hậu môn: Phân to, cứng khiến hậu môn bị rách những vết nhỏ gây tình trạng rò hậu môn.
  • Cơ thể nhiễm độc: Phân tích tụ trong ruột khiến cơ thể hấp thụ ngược các chất độc như phenol, ammoniac, indol,…
  • Sa trực tràng: Trực tràng thoát ra khỏi cơ thắt hậu môn

Tuy nhiên, mẹ bầu 39 tuần bị táo bón phần lớn là do áp lực của thai kỳ, ít gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng lại khiến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Táo bón khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thậm chí còn có thể gây căng thẳng, stress. Ngoài ra việc rặn quá nhiều khi đại tiện cũng khiến tử cung bị kích thích co bóp khiến mẹ bầu chuyển dạ nhanh hơn. Mặc dù mẹ bầu luôn quan tâm vấn đề mang thai 39 tuần làm gì để nhanh chuyển dạ nhưng cách kích thích chuyển dạ này không đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Vì thế khi bại táo bón trong tuần 39 mẹ bầu cũng cần chú ý theo dõi có dấu hiệu chuyển dạ nào đi kèm hay không để đến bệnh viện khám và theo dõi quá trình chuyển dạ, chuẩn bị tốt nhất cho cuộc vượt cạn sắp tới. Mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng vì táo bón cũng có thể cải thiện dễ dàng bằng những phương pháp tự nhiên.

Mẹ bầu tuần 39 nên làm gì?

Mang thai 39 tuần bị táo bón có sao không?

Uống sắt và canxi đầy đủ trong giai đoạn cuối thai kì và cả sau sinh

Khi bị táo bón giai đoạn cuối thai kì, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện như:

  • Ăn nhiều rau, củ, trái cây, ngũ cốc nguyên cám để cung cấp cho cơ thể khoảng 28 – 34g chất xơ mỗi ngày.
  • Uống đủ 2.0 – 2.5l nước mỗi ngày để phân mềm và dễ đi tiêu. Ngoài nước lọc mẹ bầu cũng có thể uống nước trái cây tươi, súp, rau củ mọng nước,… để bổ sung nước cho cơ thể.
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga bà bầu để kích thích nhu động ruột, giảm táo bón, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Uống sắt và canxi cho bà bầu theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ dẫn, nên chọn loại sắt và canxi hữu cơ dễ hấp thụ để giảm táo bón. Bổ sung thừa sắt và canxi là 1 trong các nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị táo bón.
  • Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa cách nhau khoảng 2h để cơ thể hấp thụ được nhiều dưỡng chất và bài tiết chất cặn bã dễ dàng hơn.
  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Nhịn đi tiêu cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón. Khi đi tiêu nên thư giãn, thả lỏng cơ thể và sàn chậu, không rặn quá mạnh.

Mang thai 39 tuần bị táo bón là hiện tượng phổ biến và hầu hết là không nguy hiểm. Tuy nhiên, để cơ thể thấy thoải mái, khỏe khoắn, thư giãn trong những ngày cuối thai kỳ mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống đủ nước, vận động nhẹ nhàng để ngăn ngừa và cải thiện táo bón.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn