Trang chủ » Mang thai 39 tuần bị đau bụng trên có sao không?

Mang thai 39 tuần bị đau bụng trên có sao không?

(11/04/2022)

Mẹ bầu tuần 39 đau bụng dưới thành từng cơn với tần suất mỗi lúc một dày hơn là dấu hiệu chuyển dạ rõ rệt, có thể sẽ sinh nở trong khoảng 24 giờ tới. Vậy mang thai 39 tuần bị đau bụng trên có sao không, là dấu hiệu của hiện tượng gì?

Rate this post

Mang thai 39 tuần bị đau bụng trên có sao không?

Mẹ bầu 39 tuần bị đau bụng trên là hiện tượng khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây ra. Đó có thể là do các yếu tố sinh lý thai kỳ nhưng cũng có một số nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm, cần được xử lý bằng cách can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Cụ thể như sau:

Mẹ bầu 39 tuần bị đau bụng trên do các nguyên nhân sinh lý

Một số nguyên nhân sinh lý khiến mẹ bầu 39 tuần bị đau bụng trên sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Trong đó gồm có các nguyên nhân sau:

  • Mang thai tuần 39 kích thước thai nhi gần như đã đạt mức lớn nhất, tử cung chèn ép các cơ quan khác trong ổ bụng khiến bà bầu bị đau bụng trên.
  • Mang thai 39 tuần da và các cơ bắp cũng bị căng ra, đặc biệt là da và cơ vùng bụng, gây ra cảm giác đau bụng trên cho bà bầu.
  • Mẹ bầu ăn quá no cũng có hiện tượng bị đau bụng trên vì đường tiêu hóa trên cũng bị tử cung chèn ép khiến bà bầu không thể ăn no, ăn nhiều được.
  • Đau bụng trên ở tuần 39 có thể là dấu hiệu chuyển dạ. Thông thường khi chuyển dạ mẹ bầu sẽ đau vùng bụng dưới nhưng khi chuyển dạ thật sự cơn đau sẽ lan dần ra khắp vùng bụng, bao gồm cả bụng trên, và mẹ bầu có thể sẽ vượt cạn trong vòng 24 giờ tới.

Mang thai 39 tuần bị đau bụng trên có sao không?

Kích thước tử cung ở tuần 39 lớn khiến dạ dày và các cơ quan nội tạng bị chèn ép khiến bà bầu bị đau bụng trên

Mẹ bầu 39 tuần bị đau bụng trên do các nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh các nguyên nhân sinh lý, mẹ bầu 39 tuần bị đau bụng trên cũng có thể do các nguyên nhân bệnh lý. Một số bệnh lý có thể cần điều trị lâu dài nhưng cũng có bệnh lý lại cần được can thiệp y tế ngay để tránh nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi.

Cụ thể bao gồm:

a/ Bất dung nạp lactose

Mẹ bầu mắc chứng bất dung nạp lactose sẽ bị đau bụng trên kèm đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, đầy hơi,… khi uống sữa hoặc sử dụng các loại thực phẩm có chứa đường lactose khác. Nhiều mẹ bầu không biết mình mắc chứng bệnh này, khi mang thai thường cố gắng uống sữa hàng ngày để bổ sung đầy đủ canxi nhằm cung cấp cho quá trình phát triển chiều cao của bé và bảo vệ sức khỏe xương khớp của bản thân khiến tình trạng đau bụng trên càng trở nên nghiêm trọng hơn.

b/ Trào ngược dạ dày thực quản

Mẹ bầu có thể bị trào ngược dạ dày, thực quản do nhiều nguyên nhân như có tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản trước đó, do nội tiết tố thay đổi, do áp lực của tử cung lên dạ dày hay do thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ.

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, bên cạnh đau bụng trên mà còn có các triệu chứng như:

  • Ngực đau tức, có thể lan khắp bụng và cổ họng
  • Đau họng, khản cổ, có cảm giác bị vướng mắc ở cổ họng do niêm mạc thực quản bị tổn thương
  • Miệng có mùi chua
  • Ho nhiều
  • Ợ nóng
  • Ăn không tiêu

Mang thai 39 tuần bị đau bụng trên có sao không?

Mẹ bầu 39 tuần bị đau bụng trên có thể do mắc một số bệnh đường tiêu hóa như trào ngược, viêm dạ dày thực quản, viêm túi mật

c/ Viêm dạ dày thực quản

Mẹ bầu bị viêm dạ dày thực quản khiến bụng trên bị đau. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do axit dạ dày bị trào ngược kéo dài, rối loạn hệ miễn dịch, nhiễm trùng hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh,… Bệnh viêm dạ dày thực quản cần được điều trị càng sớm càng tốt tránh khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây nhiễm trùng, xuất huyết dạ dày.

Dấu hiệu mẹ bầu tuần 39 bị viêm dạ dày thực quản bao gồm:

  • Đau tức thượng vị
  • Khó nuốt thức ăn
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Ho nhiều và ho kéo dài,…

d/ Viêm túi mật

Các bệnh sỏi mật, viêm túi mật có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu 39 tuần bị đau bụng trên kèm các triệu chứng:

  • Đầy hơi
  • Biếng ăn, vị giác kém
  • Vàng da
  • Sau khi ăn thường bị đau bụng trên, đau bên phải dữ dội
  • Cổ họng và ngực có cảm giác nóng rát

Khi nhận thấy dấu hiệu bị sỏi mật, viêm túi mật mẹ bầu cần đi khám ngay để bác sĩ thăm khám, tiến hành kiểm soát hoặc điều trị khi cần thiết.

Mẹ bầu 39 tuần hạn chế tình trạng đau bụng trên như thế nào?

Phần lớn mẹ bầu bị đau bụng trên là do thói quen ăn uống, các yếu tố sinh lý, giải phẫu trong thai kỳ hay mắc bệnh đường tiêu hóa không quá nghiêm trọng. Hầu hết những trường hợp này đều có thể dễ dàng cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.

Mang thai 39 tuần bị đau bụng trên có sao không?

Bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đầy đủ, đúng cách trong thai kì

Cụ thể như sau:

  • Không uống sữa, các thực phẩm có chứa đường lactose khi được xác định mắc chứng bất dung nạp lactose. Nếu nghi ngờ hay có bất kỳ dấu hiệu nào của chứng bệnh này mẹ bầu nên đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn phù hợp.
  • Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu hóa, tăng cường ăn rau, củ, trái cây tươi và bổ sung thêm gừng, sữa chua để tăng khả năng tiêu hóa.
  • Mỗi ngày tập thể dục nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút
  • Bổ sung vitamin B khi có triệu chứng buồn nôn và bị nôn
  • Uống sắt và canxi đúng liều lượng được chỉ định, uống đúng cách để đảm bảo hấp thu hiệu quả nhất
  • Nếu uống thuốc khiến dạ dày bị kích ứng, gây trào ngược dạ dày thực quản hay các bệnh đường tiêu hóa khác thì cần dừng uống và tham vấn ý kiến bác sĩ về loại thuốc thay thế
  • Theo dõi tần suất và mức độ của cơn đau để đi khám kịp thời, tránh biến chứng có thể xảy ra
  • Có thể áp dụng các cách thai 39 tuần làm gì để nhanh chuyển dạ giúp mẹ bầu rút ngắn thời gian chuyển dạ, giảm bớt sự khóa chịu, mỏi mệt cho giai đoạn này

Phần lớn tình trạng thai 39 tuần bị đau bụng trên không gây nguy hiểm nhiều cho bà bầu nhưng mẹ cần chú ý theo dõi cơ thể. Nếu đau bụng trên do chuyển dạ thì mẹ bầu cần đến bệnh viện để chuẩn bị sinh nở ngay. Nếu có hiện tượng đau bụng trên đi kèm sốt cao, nôn ra máu, đau ngực, khó thở, ngất xỉu, đi ngoài phân có lẫn máu,… mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ can thiệp kịp thời, tránh nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn