Khi mang thai, bà bầu cần phải lưu ý rất nhiều từ cách đi đưỡng, tư thế nằm, ngồi và chế độ ăn uống… Vậy mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không?
Mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không?
Việc mẹ bầu ngồi xổm trong thời kỳ mang thai có thể không được khuyến khích, đặc biệt là giai đoạn trong ba tháng đầu của thai kỳ. Theo các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu không nên ngồi xổm. Bởi ngồi xổm ở giai đoạn này có thể gây ra một số rủi ro nhất định cho mẹ và thai nhi:
- Áp lực đè lên tử cung, bàng quang: Khi ngồi xổm, sức nặng của toàn bộ cơ thể sẽ đè lên phần bụng dưới gây áp lực cho tử cung và bàng quang, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và làm gia tăng nguy cơ sẩy thai.
- Gây phù nề và giãn tĩnh mạch: Tư thế ngồi xổm có thể cản trở lưu thông máu đến tử cung, làm giảm lượng dưỡng chất và oxy mà thai nhi nhận được. Đồng thời, khi mạch máu bị tắc nghẽn sẽ khiến mẹ bị tê chân, phù nề và giãn tĩnh mạch.
- Gây đau nhức xương khớp ở chân: Tư thế ngồi xổm làm tăng áp lực cho xương bánh chè ở đầu gối và dây thần kinh đùi. Vì thế, khi mẹ bầu ngồi xổm nhiều sẽ dễ bị đau chân, đặc biệt là đau đầu gối.
- Gây tổn thương cột sống: Trong 3 tháng đầu, bào thai đnag lớn dần kéo theo cân nặng tăng lên. Điều này tạo ra một áp lực cho cột sống nhằm giữ được cân bằng cho cơ thể. Vì vậy, cột sống của mẹ bầu dễ tổn thương và gây ra cảm giác đau nhói.
Vì vậy, trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế ngồi xổm. Nếu phải ngồi xổm để làm việc hay hoạt động nào đó, nên thay đổi tư thế thường xuyên và cần hỏi ý kiến bác sĩ thai sản để có hướng dẫn cụ thể hơn dựa trên tình trạng sức khỏe và thai kỳ của mình.

Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ không nên ngồi xổm
Một số tư thế ngồi an toàn và thoải mái cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu cần chọn các tư thế ngồi an toàn và thoải mái để giảm thiểu áp lực lên tử cung và đảm bảo sự thoải mái cho cả mẹ và thai nhi.
Tư thế ngồi làm việc tại nhà
Khi mẹ bầu ngồi làm các công việc ở nhà như: Nhặt rau, giặt quần áo, ngồi ăn cơm… Mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để tránh việc tạo áp lực ở vùng bụng:
- Loại ghế: Mẹ bầu nên lựa chọn ghế có lưng tựa và có chiều cao sao cho khi ngồi xuống chân mẹ có thể gập 90 độ. Mẹ bầu không nên chọn ghế quá thấp khiến cho việc đứng lên ngồi xuống khó khăn hơn.
- Tư thế ngồi: Đảm bảo lưng thẳng, chân chạm sàn và mở ra để tránh gây áp lưc ép vào bụng. Điều này giúp giảm căng thẳng và đau lưng.
- Khi ngồi và đứng dậy: Mẹ bầu nên từ từ đứng lên và ngồi xuống để tránh bị ngã đột ngột do máu chưa kịp lên não gây nên chóng mặt.
- Tư thế mẹ nên tránh: Mẹ bầu khi mang thai trong 3 tháng đầu nên tránh ngồi gập người về phía trước để tránh áp lực lên bụng gây nguy hiểm cho thai nhi. Ngoài ra, mẹ cũng không nên ngồi ngửa ra đằng sau, mông không chạm phần lưng ghế vì nó khiến mẹ bị mỏi cột sống và dễ bị trượt ngã về đằng trước.
- Không ngồi quá lâu: Mẹ bầu không nên ngồi quá lâu sẽ khiến cơ thể bị nhức mỏi, tê chân.

Mẹ bầu ngồi đọc sách có thể dùng gối tựa đằng sau lưng
Tư thế khi thư giãn
Tư thế ngồi thư giãn như: Đọc sách, uống trà… mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên lựa chọn ghế, tư thế ngồi, cách đứng lên ngồi xuống… như dưới đây để tạo cảm giác thoải mái nhất
- Lựa chọn ghế: Các mẹ nên lựa chọn ghến sofa rộng, có điểm tựa lưng để có thể dựa vào khi ngồi. Hoặc mẹ có thể lựa chọn ghé chuyên dụng được thiết kế phù hợp với cơ thể của mẹ trong 3 tháng đầu.
- Tư thế ngồi: Khi ngồi thư giãn, mẹ nên đặt mông hoàn toàn trong ghế, lưng tựa vào ghế và dưỡi 2 chân ra song song với mặt đất
- Cách đứng lên ngồi xuống: Mẹ nên đứng lên ngồi xuống chậm rãi, tay bám vào một vị trí chắc chắn trên ghế để đặt mông ngồi xuống trước, sau đó mẹ đưa lưng sát vào lưng ghế. Các mẹ có thể dùng thêm một chiếc gối kê vùng lõ của lưng để giảm cơn đau mỏi lưng
- Tư thế mẹ nên tránh: Mẹ bầu nên tránh những tư thế nửa nằm nửa ngồi hoặc ngồi ngửa vì nó sẽ ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng gây đau nhức lưng. Mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên tránh buông tư thế buông thõng vai, ngồi không tựa… Vì sẽ khiến trọng lượng cơ thể đè lên phần cột sống làm cho lưng bị mỏi do cột sống bị tổn thương.
Tư thế ngồi làm việc văn phòng

Mẹ bầu làm việc văn phòng không nên ngồi quá 1 tiếng mà nên đứng dậy đi lại 2 – 3 phút
Đối với mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu và đi làm công việc văn phòng thì cần chú ý những điều sau:
- Tư thế ngồi: Mẹ bầu nên ngồi thẳng lưng và cổ, người không nên cúi về phía trước để tránh tình trạng cong cột sống gây mỏi và đau lưng. Thay vào đó mẹ có thể dùng gối tựa cho vùng võng lưng để giảm mỏi lưng.
- Lựa chọn ghế làm việc: Mẹ nên lựa chọn ghế có lưng tựa và cao 40cm để đảm bảo chân chạm với mặt phẳng của sàn. Việc này sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt mỏi và không bị mất thăng bằng khiến mẹ bị ngã về phía trước.
- Tránh tư thế ngồi vắt chéo chân, ngồi nửa mông: Tư thế ngồi nửa mông khiến cho phần cột sống và chân phải cố gắng chống đỡ cho cơ thể để mẹ giữu thăng bằng. Còn tư thế vắt chéo chân khiến dây thần kinh đùi bị căng ra làm cho đùi và gối dễ bị tê phù.
- Lưu ý: Các mẹ không nên ngồi lâu quá 1 tiếng vì nó khiến mạch máu hoạt động chậm hơn gây tê mỏi. Thay vào đó, cứ sau 40 – 45 phút ngồi làm việc thì nên đứng dậy đi lại để thoải mái cho cơ thể và tinh thần.
Ngoài việc mẹ bầu chú ý đến những tư thế cần hạn chế khi mang thai trong 3 tháng đầu, mẹ cũng nên bổ sung đa dạng các dưỡng chất thông qua các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, cùng với đó là sự kết hợp bổ sung các vi chất thiếu yếu như: DHA, sắt và canxi cho bà bầu, axit folic, … với những viên uống chuyên biệt cho bà bầu

Viên uống bổ sung sắt và canxi cho bà bầu – Nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu
**Khi bổ sung vi chất, các mẹ có thể tìm hiểu bà bầu uống sắt và canxi đến khi nào và những lưu ý về cách uống để có thể sử dụng viên uống đúng cách nhất mẹ nhé!
Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi còn nhỏ và rất nhạy cảm. Mẹ hãy có cách chăm sóc bản thân thật khoa học để có thai kỳ luôn khỏe mạnh và thuận lợi nhé!