Trang chủ » Mang thai 12 tuần uống nước mía được không?

Mang thai 12 tuần uống nước mía được không?

(15/07/2022)

Nước mía là thức uống bổ dưỡng, có vị ngọt, được ưa chuộng quanh năm, không chỉ trong mùa hè nắng nóng. Bà bầu mang thai 12 tuần đầu cơ thể đang có sự biến đổi mạnh mẽ và trở nên rất nhạy cảm, cần thận trọng khi lựa chọn đồ ăn, đồ uống để không có tác động tiêu cực tới thai kỳ. Mang thai 12 tuần uống nước mía được không?

Rate this post

Mang thai 12 tuần uống nước mía được không?

Mang thai 12 tuần uống nước mía được không?

Nước mía là loại đồ uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu. Thành phần dinh dưỡng của 100g nước mía gồm có:

  • Carbohydrate: 10.6g
  • Đường: 16.6g
  • Protein: 2.65g
  • Canxi: 79mg
  • Natri: 3mg
  • Magie: 2.49mg
  • Kali: 162.86mg
  • Vitamin C: 7.2mg
  • Năng lượng: 83kcal

Ngoài ra trong nước mía cũng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như kẽm, crom, đường saccaro, vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, C, sắt và canxi… rất cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Protein, các chất chống oxy hóa, phytonutrient, chất xơ,… giúp mẹ bầu tăng cường tiêu hóa và nâng cao khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh khi mang thai. Vậy mang thai 12 tuần uống nước mía được không?

Mang thai 12 tuần uống nước mía được không?

Nước mía có chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho bà bầu mang thai 12 tuần

Lợi ích khi bà bầu 12 tuần uống nước mía

bầu 12 tuần có thể uống một lượng nước mía vừa phải để có thể bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng, ngừa táo bón,… Những lợi ích uống nước mía khi mang thai 12 tuần nhận được gồm có:

  • Giảm nôn nghén: Mẹ bầu uống nước mía kèm với một vài lát gừng đập dập giúp làm giảm nôn nghén hiệu quả. Đồng thời còn được bổ sung năng lượng, kích thích vị giác để ăn ngon miệng hơn, giảm mệt mỏi.
  • Uống nước mía giúp làm đẹp da: Nhiều bà bầu tuần 12 bị sạm, nám da do nồng độ hormone estrogen tăng cao kích thích các tuyến bã nhờ hoạt động gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Mẹ bầu không uống axit folic cũng xuất hiện các vết sạm da. Nước mía có chứa axit alpha hydroxy (alpha hydroxy axit – AHA) chống oxy hóa trên da, giảm nám, sạm cho da hiệu quả.
  • Tăng sức đề kháng: Trong nước mía có chứa các hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoid và phenolic có thể chống lại virus tấn công cơ thể, giúp mẹ bầu tuần 12 nâng cao sức đề kháng.
  • Tăng cường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón:Trong nước mía có chứa kali hàm lượng cao, rất tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp nước và tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
  • Bổ sung năng lượng: Nước mía có chứa nhiều đường, bổ sung năng lượng cho bà bầu, giảm mệt mỏi và cải thiện tâm trạng.

Mang thai 12 tuần uống nước mía được không?

Bà bầu uống nước mía với vài lát gừng đập dập giúp giảm nôn nghén hiệu quả

Cách uống nước mía đúng cho bà bầu 3 tháng đầu

Mặc dù nước mía có nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu và thai nhi nhưng thức uống này có chứa nhiều đường, nếu uống không đúng cách hay lạm dụng lại có thể tác động tiêu cực tới bà mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu tuần thứ 12 nên uống nước mía như thế nào?

Mang thai 12 tuần uống nước mía được không?

Không uống nước mía với viên sắt, canxi để tránh làm giảm hấp thụ khoáng chất

Dưới đây là những cách uống nước mía đúng dành cho các bà bầu:

  • Mỗi tuần bà bầu chỉ nên uống nước mía 1 – 2 lần, mỗi lần uống tối đa 400ml.
  • Không nên uống nước mía trước bữa ăn để không bị chán ăn, chậm hấp thụ dinh dưỡng do hàm lượng đường trong nước mía rất cao. Mẹ nên uống nước mía sau bữa ăn 1 – 2 giờ nhưng không được trùng với thời gian uống sắt và canxi để tránh làm giảm hấp thụ 2 vi chất thiết yếu với sức khỏe thai kỳ.
  • Không uống nước mía để trong tủ lạnh hay bỏ quá nhiều đá lạnh để tránh làm giảm dưỡng chất của nước mía và khiến mẹ bầu bị lạnh bụng, khó tiêu.
  • Không nên uống nước mía bất kỳ khi nào buồn nôn. Mặc dù nước mía có thể giúp mẹ bầu giảm buồn nôn nhưng mẹ bầu không nên lạm dụng nước mía, uống bất kỳ khi nào cảm thấy buồn nôn để tránh tình trạng uống quá nhiều. Để làm giảm cảm giác nhạt miệng, buồn nôn mẹ có thể uống một ít để chia nhỏ nước mía thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Bên cạnh hương vị truyền thống mẹ bầu có thể kết hợp nước mía với nhiều nguyên liệu khác nhau để làm đa dạng hương vị và bổ sung nhiều dưỡng chất hơn. Các loại hương vị nước mía đang được ưa chuộng hiện nay gồm có nước mía quất, nước mía sầu riêng, nước mía cà rốt,…
  • Mẹ bầu tuần thứ 12 có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, tăng cân nhanh không nên uống nước mía.
  • Không uống nước mía cùng thuốc chống đông máu, viên sắt và canxi để tránh làm giảm tác dụng của thuốc hay không thể hấp thụ hết sắt, canxi.
  • Chỉ uống nước mía sạch, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo VSATTP.

Mẹ bầu có thể uống nước mía trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ, bao gồm cả trong tuần thai thứ 12. Để giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu chỉ nên uống một lượng nước mía vừa phải, không nên lạm dụng, dùng nước mía thay thế nước lọc. Mẹ bầu tuần 12 cũng cần chú ý uống viên sắt, axit folic và DHA hàng ngày theo chỉ dẫn, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ bầu mấy tháng thì uống canxi để hỗ trợ thai nhi phát triển đầy đủ, có bộ xương chắc khỏe, bảo vệ sức khỏe mẹ bầu.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn