Cuộc sinh mổ lần 3 tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sản phụ và thai nhi. Do đó các mẹ bầu luôn băn, khoăn lo lắng. Dưới đây là một số lưu ý khi sinh mổ lần 3 mẹ nên biết để chuẩn bị hành trang cho cuộc vượt cạn thành công và an toàn.
Sinh mổ lần 3 sản phụ có thể gặp những nguy cơ nào?
Sinh mổ lần 3 người phụ nữ dễ gặp rất nhiều nguy hiểm
Những sản phụ sinh mổ lần 3 đối mặt với rất nhiều nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng, dưới đây là một số nguy cơ thường gặp như:
- Nứt, vỡ tử cung: Đối với những sản phụ đã sinh mổ lần 1, lần 2, vết sẹo tại tử cung có thể chưa lành. Các cơ tử cung yếu ,do đó khi những cơn gò tử cung có thể dẫn tới tình trạng bục, nứt vết mổ gây nguy hiểm với tình mạng của cả mẹ và em bé. Nguy cơ dẫn tới tình trạng này càng cao hơn khi khoảng cách giữa hai lần đẻ mổ quá gần.
- Nguy cơ dính ruột: Khi người mẹ sinh mổ lần 3, nguy cơ bị dính ruột rất cao. Ruột có thể dính vào bàng quang, thành bụng hoặc các đoạn ruột khác.
- Nguy cơ bất thường về nhau thai: Những nguy cơ mẹ sinh mổ lần 3 có thể gặp đó là: nhau bong non, nhau tiền đạo và nhau cài răng lược… Trong đó, tình trạng nhau cài răng lược dễ dẫn tới tình trạng băng huyết sau sinh.
- Nguy cơ nhiễm trùng sau sinh: Sản phụ sinh mổ lần 3 có nguy cơ nhiễm trùng hậu sản rất cao. Vết mổ đẻ dễ tạo thành sẹo cứng, gây đau và dễ bị nhiễm trùng khiến cho việc hồi phục vết mổ sau sinh lâu hơn kèm theo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động của tử cung.
Thời điểm thích hợp để sinh mổ lần 3
Thời điểm mổ đẻ thích hợp nhất là khi thai được 38-39 tuần tuổi, các mẹ nên đến cơ sở y tế sớm để được kiểm tra và cho lịch mổ phù hợp
Sau khi sinh mổ lần 2, người mẹ cần có một khoảng thời gian nhất định để cơ thể hồi phục hoàn toàn mới có thể sẵn sàng cho lần mang thai thứ 3. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa sản. Để đảm bảo an toàn, sản phụ sau sinh mổ lần 2 cần tối thiểu từ 2 – 5 năm để phục hồi sức khỏe và lành vết mổ, sau đó mới nên tiếp tục mang thai và sinh mổ lần 3.
Theo khuyến cáo thời điểm phù hợp để sinh mổ lần 3 là khi thai nhi đã trưởng thành. Thông thường, khi thai được 38 hoặc 39 tuần, nếu không xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định mổ bắt thai. Do đó khi thai được 37 tuần, chị em nên đi khám và theo dõi thường xuyên để dự phòng cho trường hợp chuyển dạ sớm.
Một số lưu ý khi sinh mổ lần 3 mẹ nên biết
Mẹ bầu nên theo dõi sức khỏe thường xuyên để tránh những rủi ro trong thai kì
Để ca mổ thành công ,đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, sản phụ cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Khoảng cách an toàn để sinh mổ lần thứ 3 nên cách lần thứ 2 từ 3 – 5 năm, Do đó, khoảng cách mang thai giữa 2 lần nên cách nhau ít nhất 2 năm. Việc mang thai sớm hơn dễ làm tăng nguy cơ bục vết mổ ở lần sinh sau (gấp 3 lần).
- Thời gian hồi phục của sản phụ sau sinh mổ lần 3 sẽ lâu hơn so với 2 lần trước đó. Do vậy, cần chuẩn bị người thân hỗ trợ trong thời gian này.
- Mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ thường xuyên theo sự hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện kịp thời những bất thường của thai nhi để có hướng xử trí sớm nhất có thể.
- Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh lo lắng và căng thẳng quá mức, luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, vui vẻ.
- Trong bất kì giai đoạn nào của quá trình mang thai. Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ khám và đưa ra hướng điều trị (nếu cần).
- Sang tuần thứ 37 chị em nên nhập viện để được kiểm tra và cho lịch mổ cụ thể, tránh chờ ngày đẹp, chuyển dạ mới nhập viện.
- Nên lựa chọn cơ sở y tế, bệnh viện đảm bảo uy tín để sinh đẻ.
- Chế độ ăn uống trước và sau khi mổ đẻ rất quan trọng. Do đó các mẹ nên có chế độ ăn phù hợp, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, đủ bữa. Cần đặc biệt quan tâm đến bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ để có dinh dưỡng tối ưu khởi đầu ngày mới mẹ nhé!
Sắt canxi cho mẹ sau sinh- Nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu
Ngoài ra, các mẹ cần bổ sung thêm sắt và canxi cho mẹ sau sinh qua cả chế độ ăn và viên uống để ngăn ngừa tình trạng thiếu các vi chất thiết yếu ở mẹ bỉm, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Chúc các sản phụ mẹ tròn con vuông.