Trang chủ » Lưu ý khi chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm

Lưu ý khi chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm

(13/08/2022)

Chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm như thế nào thì đúng cách, đảm bảo an toàn cho bà mẹ và thai nhi cho đến khi thai kỳ kết thúc là câu hỏi được tất cả các cặp vợ chồng thực hiện thụ tinh ống nghiệm quan tâm. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc cho bà bầu sau khi thụ tinh ống nghiệm thành công dành cho các cặp vợ chồng tiến hành thụ tinh nhân tạo.

5 (100%) 5 votes

Khái niệm thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization – IVF) là kỹ thuật y khoa phức tạp giúp trứng kết hợp với tinh trùng trong phòng thí nghiệm, hỗ trợ các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh hoặc gặp các vấn đề di truyền về giới tính. Tinh trùng sau khi được sàng lọc chọn lấy những con khỏe nhất sẽ được cấy vào đĩa môi trường cùng với trứng và ủ trong tủ. Sau vài giờ tinh trùng có thể gặp và kết hợp với trứng hoàn toàn tự nhiên để tạo thành một phôi thai. Sau đó phôi thai sẽ được chuyển vào tử cung của người mẹ để làm tổ và phát triển thành thai nhi tương tự như quá trình thụ tinh thông thường.

Lưu ý khi chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm được coi là cứu cánh cuối cùng cho các cặp đôi hiếm muộn, vô sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thường được áp dụng cho những đối tượng như:

  • Người bị tắc cả 2 vòi trứng
  • Người bị lạc nội mạc tử cung
  • Những cặp vợ chồng hiếm muộn không rõ nguyên nhân đã thực hiện thụ tinh nhân tạo thất bại nhiều lần
  • Người có ít tinh trùng, tinh trùng yếu, người bị xuất tinh ngược hoặc không thể xuất tinh
  • Những người không có tinh trùng trong tinh dịch
  • Người đi xin trứng
  • Vợ/chồng bị rối loạn di truyền liên quan đến giới tính
  • Người bị bệnh ung thư hoặc các bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Thụ tinh trong ống nghiệm có hiệu quả cao nhất so với tất cả các công nghệ hỗ trợ sinh sản hiện tại. Đây cũng được xem là cứu cánh cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh.

Lưu ý khi chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm

Để em bé có thể khỏe mạnh chào đời quá trình chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm cần chú ý:

1. Phòng ngừa bệnh cúm – nhiệm vụ quan trọng với bà bầu 

Khi mang thai hệ miễn dịch của bà bầu bị suy yếu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu mang thai, là cơ hội thuận lợi để các virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh, trong đó có các loại virus cúm. Bệnh cúm không chỉ khiến bà bầu mệt mỏi, cơ thể suy nhược, sốt cao mà còn có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, rối loạn thần kinh,…

Để phòng ngừa mắc bệnh cúm sau khi thụ tinh trong ống nghiệm bà bầu cần:

  • Tiêm phòng cúm trước khi mang thai, tiêm lặp lại sau 6 tháng
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin C, hành, tỏi, gừng, tía tô,…
  • Không tiếp xúc với người và gia cầm nghi ngờ mắc bệnh cúm
  • Ngủ đủ 7 – 10h/ngày, trong đó có 7 – 8h/đêm, không đi ngủ sau 23h
  • Tắm nước ấm để tăng cường lưu thông máu, đào thải độc tố trong cơ thể
  • Không tự ý uống thuốc khi bị cúm, phải đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Uống viên sắt đúng cách để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, tăng khả năng miễn dịch cho bà bầu

Lưu ý khi chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm

Tiêm phòng cúm trước khi mang thai và lặp lại sau 6 tháng giúp mẹ bầu phòng cúm hiệu quả

2. Khám thai đầy đủ, đặc biệt là các mốc khám thai quan trọng để theo dõi sát sao quá trình phát triển của thai nhi

Bà bầu thụ tinh trong ống nghiệm chú ý khám thai đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ, đặc biệt là 3 dấu mốc quan trọng của thai kỳ để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Đồng thời có thể phát hiện sớm các dị tật, bệnh lý bẩm sinh ở các bé ngay từ trong bụng mẹ.

Các giai đoạn khám thai quan trọng gồm:

  • Giai đoạn I (tuần 11 – 13): Siêu âm 3D đo độ mờ da gáy, nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh ở tay, chân, mắc hội chứng Down và các hội chứng do gen di truyền,…
  • Giai đoạn II (tuần 21 – 24): Siêu âm thai giúp tầm soát bệnh tiểu đường, các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, thai dị tật,…
  • Giai đoạn III (tuần 30 – 32): Siêu âm thai và xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh bẩm sinh ở tim, não,… Khi thai được 36 tuần mẹ bầu cần khám lại để xác định ngôi thai, cân nặng của thai nhi và dự đoán thời điểm bà bầu chuyển dạ

3. Làm việc và nghỉ ngơi khoa học trước và sau khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi của bà bầu thụ tinh trong ống nghiệm có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của quá trình thụ tinh và sự phát triển của thai nhi. Bà bầu cần sắp xếp thời gian biểu hợp lý để có nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hơn, có tinh thần thoải mái, vui vẻ, ngủ đủ giấc để mẹ bầu nâng cao sức khỏe, tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công và thai nhi phát triển tốt hơn.

4. Uống sắt và axit folic trước và trong thai kì

Thể tích máu của bà bầu tăng 50% so với khi chưa mang thai, mẹ bầu cần bổ sung sắt bằng đường uống để cơ thể không bị thiếu hụt dẫn tới thiếu máu thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt không chỉ khiến khả năng miễn dịch của mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh truyền nhiễm, mà còn khiến thai nhi không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết để phát triển. Đồng thời còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều tai biến thai sản như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, băng huyết, nhiễm trùng hậu sản,…

Mẹ bầu thụ tinh trong ống nghiệm có thể uống viên sắt hoặc các loại sắt dạng nước theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên mẹ bầu nhạy cảm với mùi tanh nên lựa chọn sắt viên để không bị kích thích gây buồn nôn khi uống sắt.

Bà bầu thụ tinh ống nghiệm uống sắt ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt

Viên sắt và axit folic – hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt cho bà bầu

5. Tránh xa các chất gây nghiện trước và sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công

Chất gây nghiện gồm thuốc lá, rượu, bia, ma túy,… là nguyên nhân khiến thai nhi bị chậm phát triển, mắc bệnh lý hoặc bị dị tật bẩm sinh, sảy thai, thai lưu, sinh non,… Thường xuyên sử dụng chất gây nghiện còn khiến bà bầu có nguy cơ bị bong nhau non, xuất huyết và tử vong khi mang thai. Do đó, không chỉ các bà bầu thụ tinh trong ống nghiệm, tất cả các bà bầu cần tuyệt đối tránh xa các chất gây nghiện để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi.

6. Mẹ bầu thụ tinh trong ống nghiệm nên vận động nhẹ nhàng mỗi ngày

Mẹ bầu thụ tinh ống nghiệm không nên nằm im một chỗ (chỉ nằm tại giường khi được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp có dấu hiệu sảy thai, sinh non). Thay vào đó, cần đi lại và vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, tập yoga, bơi lội,… để nâng cao sức khỏe, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Đồng thời thường xuyên vận động nhẹ nhàng cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn xương khớp, nâng cao sức khỏe thai kỳ.

7. Chế độ dinh dưỡng khoa học cho mẹ bầu thụ tinh trong ống nghiệm

Thực đơn hàng ngày của bà bầu thụ tinh trong ống nghiệm cần cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản gồm tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất béo với tỉ lệ cân bằng. Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp tăng khả năng miễn dịch, tăng cường tiêu hóa, ngăn ngừa tiếu máu, tê phù và giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc bà bầu thụ tinh ống nghiệm các cặp vợ chồng hiếm muộn cần biết để đảm bảo an toàn cho bà mẹ và thai nhi, hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện. Chúc các bạn thành công!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn