(18/07/2018)
Không chỉ là sản phẩm ưa thích dành cho trẻ nhỏ mà phấn rôm còn được nhiều người sử dụng với những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, liệu sử dụng phấn rôm có tốt như mọi người vẫn nghĩ? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có cái nhìn đa chiều hơn bạn nhé!
Phấn rôm là sản phẩm không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những bà mẹ có con nhỏ. Đây là sản phẩm thường có mặt trong danh sách những vật dụng cần thiết dành cho trẻ sơ sinh mà mẹ ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng, bên cạnh lợi ích, phấn rôm còn mang đến những nguy cơ tiềm ẩn cho người sử dụng.
Phấn rôm hay còn được gọi là phấn em bé là sản phẩm có thành phần chủ yếu là bột talc – một chất khoáng tạo thành từ sự kết hợp của magie, silicon và oxy, có tác dụng hút ẩm và làm khô thoáng bề mặt da nhanh chóng. Với công dụng này của mình, phấn rôm thường được người lớn lựa chọn sử dụng để chống hăm tã cho trẻ nhỏ.
Bên cạnh những công dụng đối với trẻ nhỏ, phấn rôm còn được biết đến như một sản phẩm “thần kỳ” trong quá trình làm đẹp của các chị em phụ nữ. Nhiều chị em phụ nữ “rỉ tai” nhau về lọ phấn rôm với mức giá bình dân lại có nhiều công dụng làm đẹp như: trị mụn, giữ son lâu trôi, hút dầu, thay thế phấn lót, làm dày mi, chữa cháy khi tóc bết… Không những vậy, nhiều người còn sử dụng phấn rôm để khử mùi và đuổi côn trùng đi.
Phấn rôm với thành phần chính là bột talc được bác sĩ cho rằng không an toàn bởi:
1. Nguyên nhân dẫn đến ung thư buồng trứng
Các chuyên gia cho rằng, sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có chứa thành phần bột phấn talc khiến phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng. Hạt phấn có thể đi qua hệ thống sinh sản và nằm trong lớp lót của buồng trứng. Dù có nguy cơ tiềm ẩn nhưng có đến khoảng 1/5 phụ nữ sử dụng phấn rôm để làm khô thoáng vùng nhạy cảm. Mặt khác, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng nguy cơ ung thư buồng trứng do tiếp xúc với bột talc giảm khi đã trải qua thủ thuật thắt ống dẫn trứng để tránh mang thai.
2. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con
Bột talc là các hạt nhỏ, khi hít vào, có thể làm phổi bị viêm. Nếu bạn sử dụng bột talc để làm khô thoáng vùng da ở thân dưới, trẻ nhỏ có thể dễ dàng hít bụi phấn rôm và bị bệnh. Theo tiến sĩ Kristie Leong, một số em bé tiếp xúc với bột talc theo cách này đã phải chịu nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số dấu hiệu cho thấy bé đã hít phải phấn rôm như: co giật, cử động không tự nguyện ở cánh tay và chân, ho, thở nhanh và nông, da chuyển sang màu xanh, tiêu chảy hoặc ói mửa…
Trẻ sơ sinh hít phải bột phấn rơm có thể bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và bị phù phổi. Biểu hiện lâm sàng thường nặng dần theo thời gian, nặng thì viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản.
3. Có thể làm bít lỗ chân lông của con
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cũng khuyến cáo không nên sử dụng phấn rôm cho trẻ em bởi loại phấn này không có tác dụng trị rôm sảy như mọi người nghĩ, thậm chí còn làm bít lỗ chân lông của trẻ, làm các bệnh hăm da, viêm da nặng hơn khi không dùng.
Những thành phần khác có trong phấn rôm là canxi, kẽm, chất béo và dầu thơm. Với thành phần trên, nếu chỉ bôi ngoài da phấn rôm không gây tác động xấu tới sức khỏe của trẻ, nhưng nếu sử dụng sơ ý để trẻ hít phải phấn rôm thì thật nguy hiểm. Thói quen dùng phấn rôm quá dễ dãi, không đúng cách có thể gây nguy hiểm khi trẻ hít phải hoặc do bôi phấn lên những vùng da nhạy cảm.
Trước đây người ta hay dùng phấn rôm để làm dịu mát da cho trẻ và trị hăm da, nhưng hiện nay, các chuyên gia đều khuyến cáo không nên dùng phấn rôm, đặc biệt tối kỵ việc hít phải bụi phấn, gây hại đường hô hấp, nhất là với trẻ em. Các cũng khuyên mẹ không nên dùng phấn rôm để bôi lên mặt bởi vừa gây bí lỗ chân lông vừa dễ hít phải các chất độc.
Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích cho mẹ về lợi ích và tác dụng phụ của phần rôm. Hãy là một người mẹ thông thái và lựa chọn những sản phẩm an toàn cho sự phát triển của con mẹ nhé!
Tổng hợp: Thanh Thủy
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ