Trang chủ » Ớn lạnh chóng mặt khi mang thai là bị bệnh gì?

Ớn lạnh chóng mặt khi mang thai là bị bệnh gì?

(25/12/2021)

Khi mang thai thân nhiệt bà bầu thường tăng cao nhưng một số mẹ bầu lại có cảm giác ớn lạnh trong người. Ớn lạnh chóng mặt khi mang thai là bị bệnh gì, có nguy hiểm hay không? Tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết cảm giác ớn lạnh cho mẹ bầu hiệu quả nhất.

5 (100%) 1 vote

Cảm giác ớn lạnh là gì?

Ớn lạnh là cảm giác toàn bộ cơ thể bị nhiễm lạnh, chân tay bủn rủn trong khi nhiệt độ ngoài trời ở mức bình thường hoặc cơ thể vẫn đang được ủ ấm đầy đủ. Trong thai kỳ hiện tượng bà bầu bị ớn lạnh thường xuất hiện trong 3 tháng đầu mang thai do sự thay nổi của nội tiết tố với sự gia tăng nồng độ của các hormone estrogen và progesterone. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, có nhiều sự tương đồng với hiện tượng thai nghén, không tạo ra tác động tiêu cực tới sức khỏe thai kỳ và sẽ giảm dần rồi biến mất trong những giai đoạn tiếp theo của thai kỳ. Tuy nhiên những cơn ớn lạnh chóng mặt cũng làm mẹ bầu mệt mỏi hơn do ăn kém ngon miệng và ngủ không sâu giấc.

Ớn lạnh chóng mặt khi mang thai là bị bệnh gì?

Ớn lạnh là cảm giác toàn bộ cơ thể bị nhiễm lạnh, chân tay bủn rủn trong khi nhiệt độ ngoài trời ở mức bình thường hoặc cơ thể vẫn đang được ủ ấm đầy đủ

Ớn lạnh chóng mặt khi mang thai là bị bệnh gì?

Thông thường thân nhiệt bà bầu sẽ cao hơn người bình thường 1 chút vì quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể bà bầu rất mạnh mẽ. Đôi khi mẹ bầu cũng có cảm giác thân nhiệt biến động do nồng độ hormone tăng lên. Tuy nhiên một số mẹ bầu lại có cảm giác bị ớn lạnh chóng mặt. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?

Ớn lạnh chóng mặt khi mang thai là bị bệnh gì?

Mẹ bầu bị thiếu máu thường có cảm giác ớn lạnh chóng mặt

Mẹ bầu bị ớn lạnh chóng mặt là do:

  • Thiếu máu: Không uống viên sắt khiến bà bầu thiếu máu thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng ớn lạnh chóng mặt ở phụ nữ mang thai. Ớn lạnh chóng mặt cũng là biểu hiện đầu tiên, sau đó có thể là các triệu chứng như tức ngực, rối loạn nhịp tim, da xanh xao, thường xuyên thở dốc,…
  • Thai nghén: Mẹ bầu bị ớn lạnh chóng mặt trong 3 tháng đầu nguyên nhân thường do thai nghén gây nôn và kén ăn khiến mẹ bầu không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.
  • Nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường hô hấp trên, đường tiết niệu, nhiễm virus tiêu hóa hay nhiễm trùng ối,… cũng khiến mẹ bầu có cảm giác ớn lạnh chóng mặt.
  • Tăng thân nhiệt: Khi mới mang thai thân nhiệt mẹ bầu sẽ cao hơn bình thường trong vài tuần đầu tiên. Khi đó cơ quan cảm giác sẽ có phản ứng với nhiệt độ môi trường và tạo ra báo động giả mẹ bầu bị nhiễm lạnh do nhiệt độ môi trường thấp và tạo ra cảm giác ớn lạnh chóng mặt. Tình trạng này có thể sẽ diễn ra trong một thời gian dài và mẹ bầu cũng có những dấu hiệu tương tự cảm cúm.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng ớn lạnh chóng mặt khi mang thai?

Ớn lạnh chóng mặt khi mang thai là bị bệnh gì?

Mẹ bầu cần uống viên sắt và thường xuyên ăn các thực phẩm giàu sắt để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt

Để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng ớn lạnh chóng mặt do các yếu tố sinh lý bình thường gây ra mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:

  • Bổ sung đủ sắt: Mẹ cần uống viên sắt cho bà bầu và thường xuyên ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, lòng đỏ trứng, bông cải xanh, yến mạch, quả nho, dâu tây,…
  • Mặc đủ ấm: Mẹ bầu cần mặc đủ ấm, sử dụng chất liệu cotton, riêng đồ lót nên mặc đồ cotton 100% để giữ ấm mà vẫn giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Ngoài ra các mẹ bầu cũng cần chú ý không ngồi ngay gần quạt hoặc điều hòa để tránh nhiễm lạnh, sử dụng các thiết bị sưởi ấm khi cần thiết.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Mẹ bầu cần được ngủ đủ giấc, làm việc vừa sức và luôn giữ tinh thần vui vẻ.
  • Vận động phù hợp: Mẹ bầu nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, những động tác yoga cho bà bầu, massage chân tay hoặc toàn thân để làm tăng thân nhiệt.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Thiếu hụt dinh dưỡng cũng khiến thân nhiệt bị ảnh hưởng. Để làm tăng thân nhiệt mẹ bầu nên chú ý ăn các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, khoai lang, rau bina, ớt ngọt, gan động vật (mỗi tuần ăn tối đa 2 bữa), quả xoài, dưa lưới, các loại quả hạch và hạt,… Bên cạnh đó mẹ bầu cũng cần hạn chế thực phẩm chứa i ốt như tảo bẹ, rau chân vịt, rau cần, cá biển, sơn dược, muối ăn có i ốt, tảo tía khô,… vì nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều i ốt khiến tuyến giáp bị suy giảm chức năng cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ớn lạnh chóng mặt khi mang thai.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu ớn lạnh chóng mặt khi mang thai là bệnh gì. Hầu hết nguyên nhân khiến bà bầu cảm thấy ớn lạnh chóng mặt đều do các yếu tố sinh lý, sẽ giảm dần và chấm dứt trong những giai đoạn sau của thai kỳ. Nếu mẹ bầu cảm nhận được những cơn ớn lạnh bất thường thì nên đến trung tâm y tế để khám và theo dõi chuyên khoa, đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn