(22/02/2020)
Cơ thể bạn cần sắt để sản xuất huyết sắc tố, dự trữ và mang oxy đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nếu bạn không nhận đủ chất sắt, nồng độ hemoglobin sẽ thấp. Đây được gọi là thiếu máu thiếu sắt và tình trạng này rất phổ biến ở các bà mẹ mang thai và sau sinh. Nồng độ hemoglobin thấp có thể khiến cơ thể cảm thấy kiệt sức, ít năng lượng và mệt mỏi.
Tuy nhiên rất khó nhận biết cơ thể bị thiếu hụt do lượng sắt thấp hay chỉ là sự căng thẳng của việc chăm sóc em bé mới sinh khiến hầu hết các bà mẹ đều cảm thấy mệt mỏi.
Thiếu máu thiếu sắt sau sinh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm trạng của các bà mẹ sau sinh
Do đó ngoài triệu chứng mệt mỏi, mẹ có thể dễ dàng hơn để tìm ra các triệu chứng thiếu sắt khác, chẳng hạn như nhịp tim không đều hoặc khó thở, da cũng trông nhợt nhạt hơn bình thường.
Các triệu chứng khác, ít phổ biến hơn cho thấy mẹ bị thiếu máu sau sinh bao gồm:
Nếu lượng sắt thấp, có nhiều khả năng mẹ bị nhiễm trùng, chẳng hạn như ho và cảm lạnh.
Nếu nghi ngờ rằng cơ thể có thể thiếu chất sắt, hãy liên hệ với bác sĩ. Họ sẽ đề nghị làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ huyết sắc tố trong máu. Kết quả xét nghiệm sẽ xác định chính xác mẹ bị thiếu máu sau sinh hay không.
Điều quan trọng là phải cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt sau sinh vì lâu dài nó có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và sự gắn kết giữa mẹ với em bé. Mẹ bị thiếu sắt sau sinh có thể cảm thấy nóng tính và cáu kỉnh, dễ bị trầm cảm sau sinh hơn. Mệt mỏi có thể làm cho việc cho con bú và chăm sóc em bé của bạn khó khăn hơn.
Nếu được xác định bị thiếu máu tại thời điểm sinh con, mẹ có thể được yêu cầu bổ sung sắt bằng viên sắt có khả năng hấp thu cao. Hầu hết các sản phụ đều được khuyên tiếp tục bổ sung sắt sau sinh ít nhất 1 tháng để duy trì nguồn sắt hiệu quả cho mẹ, cũng như truyền đủ năng lượng cho con qua tuyến sữa. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải có chế độ ăn giàu chất sắt. Điều này sẽ đảm bảo cơ thể giữ mức độ sắt trong thời gian dài. Có hai loại thực phẩm giàu chất sắt :
Các loại rau xanh khác như rau dền, súp lơ, lá củ cải, lá bạc hà, lá củ cải, thân hành tây là nguồn thực phẩm giàu sắt.
Tránh uống trà và cà phê trong bữa ăn, vì chúng có chứa tannin, khiến cơ thể bạn khó hấp thụ sắt từ thực phẩm. Nếu bạn muốn uống trà hoặc cà phê, hãy đợi một giờ trước và sau bữa ăn. Thuốc kháng axit làm giảm axit và ợ nóng cũng ngăn cơ thể hấp thụ chất sắt từ thực phẩm.
Nguồn: Sắt bà bầu
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ