Trang chủ » Làm thế nào để giảm đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt

Làm thế nào để giảm đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt

(22/08/2017)

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường khi đến tuổi dậy thì của các bạn nữ. Vậy nhưng trong những ngày hành kinh, có nhiều người có triệu chứng đau tức bụng dưới, đôi khi đau quằn quại kèm theo đau thắt lưng, đau ngực, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,… ảnh hưởng rất lớn đến công việc và sinh hoạt.

5 (100%) 1 vote

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng khi hành kinh nhưng nguyên nhân chính được cho là do mức độ sản xuất prostaglandin trong máu và nội mạc tử cung tăng cao dẫn đến co bóp tử cung. Điều này gây ra hiện tượng bụng đau âm ỉ khi sắp hoặc đang có kinh nguyệt. Bên cạnh đó là những nguyên nhân như do sự co thắt quá độ của tử cung, một số bệnh lý như: lạc nội mạc tử cung, u dưới niêm mạc tử cung, dính khoang tử cung,…

Vậy có cách nào để hạn chế được tình trạng đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt?

1. Vệ sinh đúng cách trong kỳ kinh nguyệt

Có quan niệm phụ nữ không nên tắm trong những ngày có kinh là sai. Bạn cần biết rằng dù cơ thể có mệt mỏi đi chăng nữa thì bạn vẫn cần phải tắm, thay rửa thường xuyên bằng nước sạch (mùa lạnh nên dùng nước ấm).

Thay băng vệ sinh 4 – 5 lần một ngày, mỗi lần thay cần được rửa sạch vùng dưới, lau khô rồi mới thay. Trong trường hợp bạn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ nên dùng loại có thành phần diệt khuẩn, chiết xuất từ thảo dược, giữ độ cân bằng pH.

2. Vận động nhẹ nhàng, tránh căng thẳng

Lời khuyên tốt nhất trong thời gian “gặp đèn đỏ”, chị em không nên luyện tập thể thao hoặc lao động nặng, không làm việc quá sức. Chỉ nên đi bộ và vận động nhẹ nhàng. Quan trọng hơn, bạn cần tạo cho mình tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, xúc động mạnh.

3. Chế độ ăn uống hợp lý

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn dễ tiêu, tránh đầy bụng. Tránh ăn các loại thức ăn chua, cay nóng,… Không nên uống loại nước có chất kích thích như cà phê, chè đặc, nước có ga,…

Bên cạnh đó, bạn nhất thiết phải uống viên bổ sung sắt không chỉ trong thời gian này mà còn tiếp tục từ 6 tháng – 1 năm để hạn chế tối đa tình trạng đau bụng, thiếu máu thiếu sắt.

4. Chườm ấm để giảm nhẹ cơn đau

Giữ ấm cơ thể và chườm ấm vùng bụng là biện pháp hiệu quả làm dịu cơn đau bụng kinh. Bạn có thể dùng túi chườm ấm, miếng khăn đã được làm nóng hoặc đơn giản là một chai nước nóng vừa đủ để chườm lên vùng bụng dưới. Hơi ấm có tác dụng rất tốt giúp làm giãn cơ, làm tử cung co bóp dễ dàng, cơn đau sẽ dịu dần.

5. Dùng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau tuy không thực sự tốt cho cơ thể nhưng nếu cơn đau bụng kinh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc thì bạn có thể dùng thuốc giảm đau. Có nhiều loại thuốc giảm đau bụng kinh có bán tại các nhà thuốc nhưng trước khi dùng bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và cách sử dụng. Dùng thuốc giảm đau chỉ là biện pháp tạm thời, bạn không nên sử dụng thường xuyên và kéo dài.

Các thuốc hay dùng khi bị đau bụng kinh:

  • Paracetamol:

Đau bụng kinh tình trạng đau, đôi khi kèm theo co thắt thì bạn có thể dùng ngay thuốc paracetamol như một lựa chọn đầu tiên vì thuốc này khá an toàn, không gây nghiện và làm giảm đau nhanh trong vài giờ. Nên lựa chọn các dạng bào chế dễ uống như viên sủi bọt hoặc gói thuốc bột để pha uống.

Nếu đau nặng và kéo dài, có thể dùng dạng kết hợp giảm đau paracetamol và ibuprofen có bán với rất nhiều tên thương mại trên thị trường. Tuy nhiên, không nên lạm dụng paracetamol hoặc dùng liều cao vì dễ gây tổn thương tế bào gan không hồi phục. Đặc biệt, hiện nay, trên thị trường, paracetamol có rất nhiều biệt dược, vì vậy, người bệnh dễ sử dụng quá liều do việc dùng nhiều loại thuốc khác nhau có cùng thành phần.

  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID):

Là các thuốc như aspirin, diclofenac, ibuprofen, naproxen, indometacin, ketoprofen, piroxicam, meloxicam… Đây là nhóm thuốc cũng rất hay dùng để giảm đau trong đau bụng kinh vì các thuốc kể trên có tác dụng ức chế enzym prostaglandin – chất được cho là nguyên nhân khởi phát gây đau bụng khi có kinh.

Một số hãng dược đã bào chế những sản phẩm với công thức riêng để giảm đau bụng kinh có hiệu quả mặc dù các thuốc này còn có thể dùng trong nhiều bệnh khác nữa. Đây cũng là nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như kích ứng đường tiêu hóa, gây loét dạ dày, ù tai…  Vì vậy, không nên lạm dụng và phải dùng có liều lượng, tuân thủ cách dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn đáng tiếc.

  • Các thuốc chống co thắt:

Thường dùng nhất phải kể đến alverine hay drotaverine (no-spa) và nhiều chất kháng cùng nhóm. Các thuốc chống co thắt có tác dụng tốt đặc biệt trong những trường hợp đau quặn bụng kèm co thắt. Các thuốc này cũng có thể gây ra những tác dụng ngoại ý như khô miệng, rối loạn bài tiết mồ hôi, tim đập nhanh và bí tiểu… nhưng thường nhẹ.

  • Đôi khi các dạng thuốc uống ngừa thai cũng được chọn lựa với mục đích để giảm đau do kinh nguyệt bế tắc, đau bụng kinh kéo dài… Tuy nhiên, cần xem xét kỹ và tùy theo đối tượng, độ tuổi để sử dụng có hiệu quả giảm đau và an toàn nhất, có cân nhắc cả những ảnh hưởng sau này của thuốc nội tiết tố đối với người sử dụng.
  • Các thuốc hỗ trợ:

Đôi khi tình trạng đau bụng kinh có ảnh hưởng bởi tâm lý và chỉ đau nhẹ, thoáng qua, không kéo dài, nhất là ở trẻ gái mới lớn nên việc dùng thuốc cần chọn lựa loại an toàn và ít tác dụng phụ nhất. Có thể dùng các thuốc hỗ trợ phối hợp vitamin và chất khoáng, chất bổ sung canxi, các vitamin nhóm B, một số thực phẩm chức năng phù hợp.

Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36