Trang chủ » Làm mất sữa bằng thuốc có an toàn không? Các loại thuốc tiêu sữa cho mẹ

Làm mất sữa bằng thuốc có an toàn không? Các loại thuốc tiêu sữa cho mẹ

(04/10/2022)

Sau khi cai sữa cho con mẹ thường bị căng tức sữa, thậm chí có thể gây viêm, áp xe vú nếu không được làm tiêu sữa nhanh chóng, kịp thời. Làm mất sữa bằng thuốc có an toàn không? Các loại thuốc tiêu sữa cho mẹ an toàn cho các bà mẹ bắt đầu cai sữa cho con.

5 (100%) 2 votes

Thuốc tiêu sữa là thuốc gì?

Thuốc tiêu sữa là thuốc có thể khiến mẹ giảm tiết sữa bằng cách thay đổi nồng độ các hormone bên trong cơ thể. Sữa mẹ được sản xuất nhờ có 4 loại hormone gồm prolactin, oxytocin, estrogen và progesterone. Trong đó prolactin là hormone chính tác động đến việc mẹ sản xuất có nhiều sữa hay không. Nồng độ hormone prolactin càng cao tuyến vú sản xuất càng nhiều sữa. Do đó các loại thuốc tiêu sữa đều chung một mục đích là làm giảm nồng độ hormone prolactin trong cơ thể bà mẹ. Lâu dần bà mẹ cũng sẽ mất sữa hoàn toàn.

Các loại thuốc tiêu sữa phổ biến gồm có:

  • Bromocriptin (parlodel): Đây là loại thuốc tiêu sữa có nguồn gốc từ nấm cựa gà, có khả năng ức chế quá trình sản xuất hormone prolactin.
  • Cabergoline (dostinex): Cũng là 1 loại thuốc giảm tiết sữa từ nấm cựa gà, có tác dụng làm giảm nồng độ hormone prolactin, nhờ đó giảm lượng sữa do tuyến vú sản xuất ra.
  • Quinagolid (norprolac): Có tác dụng kích thích các thụ thể dopamine trong não nhằm giảm tiết prolactin, hormone có tác động trực tiếp đến lượng sữa được tuyến vú sản xuất nhiều hay ít.

Có thể nói rằng 100% các loại thuốc tiêu sữa đều tập trung vào cơ chế ức chế quá trình sản xuất hormone prolactin trong cơ thể bà mẹ nuôi con bú.

Làm mất sữa bằng thuốc có an toàn không? Các loại thuốc tiêu sữa cho mẹ

Thuốc tiêu sữa là thuốc có thể khiến mẹ giảm tiết sữa bằng cách thay đổi nồng độ các hormone bên trong cơ thể

Uống thuốc tiêu sữa có thể tiếp tục cho con bú nữa không?

Thuốc tiêu sữa có thể khiến mẹ bị mất sữa sau khi uống khoảng 2 – 3 ngày. Trong khi đó dư lượng thuốc tiêu sữa có thể tồn tại trong cơ thể bà mẹ trong nhiều ngày. Do đó sau khi đã uống thuốc tiêu sữa mẹ câng dừng cho con bú ngay lập tức, tránh nguy cơ bé bị rối loạn tuyến nội tiết do thuốc truyền qua sữa mẹ di chuyển vào cơ thể của bé, tác động trực tiếp đến cơ thể và quá trình chuyển hóa trong cơ thể bé. Thậm chí có thể khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng tiêu cực.

Để bé có thể thích nghi với việc cai sữa mẹ nên bắt đầu tiến hành giảm số lần cho con bú mỗi ngày. Sau khi bé có thể bỏ bú hoàn toàn mẹ mới nên bắt đầu uống các loại thuốc tiêu sữa để làm mất sữa nhanh hơn, tránh bị căng tức sữa quá mức gây tắc tia sữa khiến mẹ bị sốt, mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Thậm chí, nếu mẹ không áp dụng những cách chữa tắc tia sữa khi cai sữa kịp thời có thể gây viêm vú, áo xe vú hoặc xuất hiện các khối u vú, có thể khiến mẹ bị ung thư vú, cần phải phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn các khối u để bảo toàn tính mạng.

Việc giảm dần số lần cho con bú đến khi trẻ bó bú hẳn giúp bé có thể dễ dàng thích nghi, không bị shock tâm lý do bị dừng bú đột ngột. Nhờ đó bé cũng ít quấy khóc hơn, thời gian cai sữa con với mẹ cũng trôi qua nhẹ nhàng hơn. Sau đó, khi mẹ làm mất sữa bằng thuốc cũng không tạo ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

Làm mất sữa bằng thuốc có an toàn không? Các loại thuốc tiêu sữa cho mẹ

Uống thuốc tiêu sữa không thể tiếp tục cho con bú để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé

Làm mất sữa bằng thuốc có an toàn không?

Làm mất sữa bằng thuốc có thể khiến bà mẹ bị ảnh hưởng đến sức khỏe như xuất hiện tình trạng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày,… Ngoài ra, khi uống thuốc tiêu sữa, tuyến nội tiết của bà mẹ bị tác động trực tiếp khiến tinh thần sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nồng độ estrogen và progesterone bị thay đổi mạnh mẽ.

Để có thể làm mất sữa bằng thuốc, trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và cách sử dụng của từng loại thuốc. Nhờ đó mẹ có thể lựa chọn được loại thuốc phù hợp nhất với thể trạng của mình, đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ trong quá trình uống thuốc.

Làm mất sữa bằng thuốc có an toàn không? Các loại thuốc tiêu sữa cho mẹ

Thuốc tiêu sữa tác động trực tiếp đến tuyến nội tiết, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần bà mẹ

Dưới đây là một số cách sử dụng các loại thuốc tiêu sữa cho mẹ và tác dụng phụ có thể gặp phải khi uống mỗi loại thuốc:

a/ Cách sử dụng thuốc Bromocriptine (parlodel)

Liều dùng thuốc tiêu sữa Bromocriptine (parlodel) tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi bà mẹ. Với những người có sức khỏe bình thường, liều uống được khuyến cáo cụ thể như sau:

  • Liều uống khởi đầu: 1.25 – 2.5mg/ngày hoặc có thể uống 2.5mg mỗi ngày cho đến khi tuyến vú ngừng tiết sữa.
  • Liều thông thường: 2.5 – 15mg/ngày tùy theo thể trạng và nhu cầu của từng người.

Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ mang thai, người bị tăng huyết áp mất kiểm soát và người mẫn cảm với alcaloid của nấm cựa gà.

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ thường gặp khi uống thuốc tiêu sữa gồm hạ huyết áp, táo bón, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, loét dạ dày.

b/ Cách sử dụng thuốc Cabergoline (dostinex)

Liều dùng: Phụ thuốc vào sức khỏe của người mẹ để diều chỉnh liều uống Cabergoline (dostinex), cụ thể như sau:

  • Liều khởi đầu: 0.25mg x 2 lần/tuần
  • Sau đó 0.25 – 1mg x 2 lần/tuần

Chống chỉ định: Những người bị cao huyết áp mất kiểm soát, mắc bệnh gan nặng, mẫn cảm với các dẫn xuất ergot, có tiền sử rối loạn fibrotic màng ngoài tim, phổi, sau phúc mạc; không sử dụng cùng lúc với thuốc đối kháng D2.

Tác dụng phụ: Buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, đau bụng, đau vú, đau bụng kinh, táo bón, dị cảm rối loạn tiêu hóa, lo lắng, trầm cảm.

c/ Cách sử dụng thuốc Quinagolid (norprolac)

  • 3 ngày đầu: 25mg/ngày
  • 3 ngày tiếp theo: 50mg/ngày
  • Từ ngày thứ 7 trở đi: 75mg/ngày

Chống chỉ định:

  • Những người bị suy giảm chức năng gan, thận
  • Bà mẹ nuôi con bú
  • Có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Tác dụng phụ:

  • Nôn mửa, rối loạn tiêu hóa
  • Đau đầu, chóng mặt, ngạt mũi, cơ thể mệt mỏi
  • Giảm sự thèm ăn
  • Phù nề do tích nước
  • Huyết áp thấp

Khi muốn làm mất sữa bằng thuốc bà mẹ phải tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe có thể sử dụng thuốc hay không và được hướng dẫn lựa chọn loại thuốc, liều lượng và cách uống phù hợp. Ngoài ra, để làm mất sữa mẹ có thể lựa chọn sử dụng một số loại thực phẩm làm mất sữa, giảm cữ bú hàng ngày và các mẹo dân gian khác để làm mất sữa hiệu quả, an toàn hơn.

Viên bổ sung canxi cho mẹ sau sinh - hỗ trợ giúp xương chắc khỏe

Viên bổ sung canxi cho mẹ sau sinh – hỗ trợ giúp xương chắc khỏe

Để đảm bảo sức khỏe xương khớp, phòng ngừa thiếu canxi, nếu sau khi cai sữa, mẹ vẫn bị thiếu canxi, mẹ vẫn cần bổ sung canxi cho mẹ sau sinh đầy đủ từ chế độ ăn và viên uống mỗi ngày. Chúc mẹ phục hồi sau sinh thật tốt, bé phát triển toàn diện!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn