Trang chủ » Kiểm soát thiếu máu thiếu sắt trước, trong và sau khi mang thai

Kiểm soát thiếu máu thiếu sắt trước, trong và sau khi mang thai

(24/07/2020)

Cho dù đang cố gắng mang thai, đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ hậu sản, mức độ chất sắt của mẹ bầu là thứ mà bác sĩ sẽ theo dõi, đặc biệt nếu mẹ bầu có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt, loại thiếu máu phổ biến nhất.

Rate this post

1. Thiếu máu thiếu sắt là gì?

Thiếu máu thiếu sắt là một tình trạng gây ra bởi nồng độ sắt trong cơ thể thấp. Thiếu máu xảy ra khi cơ thể mẹ bầu không tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nó cũng có thể xảy ra nếu các tế bào máu không hoạt động hiệu quả.

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng phổ biến trong thai kỳ

2. Triệu chứng thiếu máu thiếu sắt

Khi mức độ chất sắt của mẹ bầu thấp, sẽ gặp nhiều dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Tay chân lạnh
  • Chóng mặt
  • Yếu đuối
  • Đau ngực
  • Móng giòn
  • Nhịp tim không đều
  • Nhức đầu
  • Nhiệt độ cơ thể thấp
  • Hụt hơi

Mẹ bầu có thể gặp một hoặc các triệu chứng này nếu cơ thể mẹ bầu không tạo ra đủ lượng huyết sắc tố để mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể.

Nhìn chung, lượng sắt ăn vào thấp thường là nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt. Điều này có thể xảy ra do không cung cấp đủ chất sắt trong chế độ ăn uống của mẹ bầu hoặc thông qua các chất bổ sung, do mất máu và một số tình trạng sức khỏe như bệnh celiac hoặc Crohn khiến cơ thể mẹ bầu khó hấp thụ chất sắt từ thực phẩm.

3. Mang thai ảnh hưởng đến thiếu máu thiếu sắt như thế nào?

Mang thai đòi hỏi rất nhiều chất sắt để cung cấp cho cơ thể mẹ và bé phát triển và tăng trưởng bình thường, đặc biệt là trong nửa sau của thai kỳ.

Theo bác sĩ Matthew Cantor, OB / GYN tại Bệnh viện NewYork-Presbyterian Hudson Valley, thiếu máu do thiếu sắt phát triển trong thai kỳ vì hai lý do:

  • Lượng máu mở rộng đáng kể làm loãng nồng độ sắt.
  • Phụ nữ bắt đầu bị thiếu máu do thiếu sắt trước khi mang thai có nguy cơ thiếu chất hơn và cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ hơn.

4. Tại sao sắt rất quan trọng khi mang thai?

Nhận đủ chất sắt trong chế độ ăn uống của mẹ bầu hoặc thông qua thuốc bổ sung sắt là cần thiết trong thai kỳ. Cơ thể mẹ bầu không chỉ cần tạo thêm máu để giúp cung cấp cho nhau thai mà cũng cần sắt để giúp ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe có thể tác động tiêu cực đến mẹ bầu và em bé.

Các bác sĩ thường khuyến nghị phụ nữ có thai cần tăng gấp đôi lượng sắt so với thời điểm trước khi mang thai để cung cấp oxy cho thai nhi.

Sắt rất quan trọng trong thai kỳ vì:

  • Cải thiện tình trạng thiếu máu trước khi sinh là rất quan trọng để bù đắp cho lượng máu mất đi khi sinh.
  • Thiếu máu thai kỳ làm tăng nguy cơ trẻ nhẹ cân , sinh non, tiền sản giật và bang huyết sau sinh. Cả sinh non và nhẹ cân đều có thể làm tăng nguy trẻ sẽ gặp vấn đề về phát triển về sau.
  • Thiếu máu và cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

5. Kiểm soát thiếu máu thiếu sắt trước khi mang thai

Nếu thiếu máu được chẩn đoán trước khi mang thai, cần tìm ra loại thiếu máu. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm để tìm ra các nguyên nhân như thiếu vitamin B12 hoặc thiếu folate và đột biến hồng cầu như hồng cầu hình liềm hoặc bệnh thalassemia.

Chảy máu kinh nguyệt nặng có thể gây thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Việc điều trị thiếu máu trước khi mang thai cũng giống như trong thai kỳ, với chế độ ăn uống và bổ sung viên sắt đường uống. Phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Cần bổ sung sắt ngay từ trước, trong và cả sau khi sinh

6. Kiểm soát thiếu máu thiếu sắt khi mang thai

Hầu hết các bác sĩ sàng lọc thiếu máu khi bắt đầu mang thai và sau đó một lần nữa trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên ăn chế độ ăn giàu chất sắt từ nguồn thực phẩm thực vật và động vật như rau lá xanh, động vật có vỏ, các loại đậu, hạt khô, thịt, gia cầm, và cá.

Để giúp cải thiện sự hấp thụ, mẹ bầu nên ăn thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt.

Nên bổ sung thêm viên sắt cho bà bầu, lượng sắt khuyến nghị nên bổ sung hàng ngày khi mang thai là 27 – 30 miligam sắt.

Nếu thiếu máu do thiếu sắt trong sàng lọc tam cá nguyệt thứ hai, bác sĩ có thể sẽ cung cấp cho mẹ bầu thuốc bổ sung sắt. Sắt uống được hấp thụ tốt khi bụng đói với nước ép axit như cam hoặc bưởi. Trong sàng lọc tam cá nguyệt thứ ba, nếu tình trạng thiếu máu trở nên nặng hơn hoặc không được cải thiện, thì bác sĩ sẽ tư vấn bổ sung sắt theo phương pháp điều trị khác.

Viên sắt tốt dành cho mẹ bầu Chela Ferr Forte

7. Thiếu máu thiếu sắt trong thời kỳ hậu sản

Sau khi sinh con và trong vài tuần và tháng đầu của thời kỳ sau sinh, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt thường giảm sau khi sinh vì mất máu kinh nguyệt bị ức chế khi cho con bú.

Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn có thể bị thiếu máu thiếu sắt sau khi sinh con. Điều này gây ra bởi một lượng sắt không đủ trong khi mang thai và mất máu trong khi sinh. Thiếu máu sau sinh có thể làm tăng các triệu chứng liên quan đến lo lắng, căng thẳng và trầm cảm.

Để ngăn ngừa thiếu máu trong thời kỳ hậu sản, các bà mẹ cần được kiểm tra, có một chế độ ăn giàu sắt và bổ sung viên sắt để tối đa hóa năng lượng của cơ thể và giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Nguồn: Sắt bà bầu

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn