Trang chủ » Không tiêm phòng cúm trước khi mang thai mẹ nên làm gì?

Không tiêm phòng cúm trước khi mang thai mẹ nên làm gì?

(25/06/2022)

Bà bầu bị cảm cúm trong thai kỳ mặc dù không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người mẹ nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thai nhi. Bà bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu là 1 trong những nguyên nhân phổ biến khiến thai nhi bị mắc bệnh hoặc dị tật bẩm sinh. Vì thế các bà mẹ được khuyến cáo nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai 1 – 3 tháng để giảm nguy cơ bị cảm cúm trong thai kỳ. Không tiêm phòng cúm trước khi mang thai mẹ nên làm gì?

5 (100%) 2 votes

Vì sao bà mẹ cần tiêm phòng cúm trước khi mang thai?

Khi mang thai hệ miễn dịch của bà bầu yếu hơn so với bình thường vì nội tiết tố thay đổi, nếu không được tiêm phòng cảm cúm thai phụ rất dễ bị virus cúm tấn công và mắc bệnh. Tỉ lệ cảm cúm biến chứng ở bà bầu không tiêm phòng cao gấp 5 lần so với người bình thường và tạo ra tác động tiêu cực nghiêm trọng đối với quá trình phát triển của thai nhi.

Không tiêm phòng cúm trước khi mang thai mẹ nên làm gì?

Bà mẹ tiêm phòng cúm trước khi mang thai 1 – 3 tháng để không bị cảm cúm trong thai kỳ

Không được tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai bà bầu sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe như:

  • Bà bầu bị cảm cúm có nguy cơ gặp các biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, thai chết lưu, sảy thai, sinh non, dị tật hoặc bệnh lý bẩm sinh.
  • Trẻ sinh thiếu tháng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, thường phải nằm viện lâu hơn so với trẻ sinh đủ tháng.
  • Bà bầu bị cảm cúm có thể khiến phổi bị nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể dẫn tới tử vong.

Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong thai kỳ do bị cảm cúm thì mẹ phải tiêm cúm trước khi mang thai mấy tháng tốt nhất là trước thai kỳ 1 – 3 tháng bà mẹ cần tiêm vaccine phòng ngừa virus cúm tại các cơ sở y tế uy tín. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, tiêm phòng cúm trước khi mang thai giúp bà bầu giảm 1/2 nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng hoặc mức độ nhiễm trùng đường hô hấp khi bị cúm. Đồng thời, tiêm phòng cúm trước khi mang thai cũng làm giảm tỉ lệ bà bầu nhập viện do cảm cúm tới 40%.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch non nớt, chưa hoàn thiện, có nguy cơ nhiễm virus cúm và gặp biến chứng rất cao. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vaccine phòng cúm. Vì thế bà mẹ tiêm phòng cúm trước khi mang thai cũng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh trong những tháng đầu sau sinh.

Không tiêm phòng cúm trước khi mang thai mẹ nên làm gì?

Không tiêm phòng cúm trước khi mang thai mẹ bầu có thể tiêm trong mọi giai đoạn của thai kỳ

Không tiêm phòng cúm trước khi mang thai mẹ nên làm gì?

Không tiêm phòng cúm trước khi mang thai mẹ bầu có thể tiêm trong mọi giai đoạn của thai kỳ

Để đạt hiệu quả phòng ngừa cảm cúm tốt nhất, bà mẹ nên tiêm vaccine phòng cúm trước khi mang thai ít nhất 1 – 3 tháng. Trường hợp không tiêm phòng cúm trước khi mang thai, bà mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để tiêm vaccine bất hoạt phòng cúm khi mang thai.

Trường Đại học Sản phụ khoa và  trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả các bà bầu đều nên tiêm phòng cúm trong mùa cúm, kể cả bà bầu đang mang thai 3 tháng đầu. Loại vaccine phòng cúm phù hợp với bà bầu là các loại vaccine bất hoạt dạng tiêm, không sử dụng vaccine dạng xịt cho phụ nữ mang thai. Thành phần của loại vaccine tiêm được sản xuất từ virus cúm đã được bất hoạt, an toàn cho cả bà mẹ và thai nhi trong mọi giai đoạn của thai kỳ. Tuy nhiên bà bầu Việt nên tiêm phòng cúm trước tháng 10, trước “mùa cảm cúm” ở Việt Nam. Vaccine dạng xịt có chứa virus cúm đang hoạt động, có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng, không dùng cho phụ nữ mang thai.

Không tiêm phòng cúm trước khi mang thai mẹ bầu cần chủ động tăng sức đề kháng

Bổ sung sắt và tăng đề kháng bà bầu

Bổ sung sắt và hỗ trợ tăng đề kháng cho bà bầu

Bên cạnh tiêm phòng cúm mẹ bầu cũng cần chủ động tăng sức đề kháng để giảm nguy cơ nhiễm virus cúm, giảm độc lực của chúng và giảm nguy cơ cảm cúm biến chứng trong thai kỳ. Để tăng sức đề kháng khi mang thai bà bầu cần:

  • Uống viên sắt acid folic cho bà bầu: Uống viên sắt và acid folic giúp bà bầu ngăn ngừa và cải thiện chứng thiếu máu thai kỳ, cung cấp đầy đủ oxy, dưỡng chất cho hoạt động của các hệ cơ quan (trong đó có hệ miễn dịch) và thai nhi.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho bà bầu
  • Tăng cường thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch: Các vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch gồm có vitamin A, C, sắt, kẽm,… Mẹ bầu cần thường xuyên ăn rau xanh, ớt chuông, cam, dưa hấu, cà rốt, xoài, khoai tây, thịt bò, sò, tôm, đậu, quả hạch,… để bổ sung các vi chất trên nhiều hơn.
  • Thói quen sinh hoạt khoa học: Uống nhiều nước, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hạn chế đến nơi đông người, sử dụng khẩu trang, luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng là những việc mẹ bầu cần làm để tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bị cảm cúm khi mang thai.

Nếu không tiêm phòng cúm trước khi mang thai bà bầu có thể tiêm bổ sung vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ để giảm nguy cơ bị cảm cúm tốt hơn. Cùng với đó bà bầu cũng cần tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách uống viên sắt, bổ sung đầy đủ dưỡng chất bằng thực phẩm sạch, có thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Sắt là khoáng chất khó hấp thụ nên bà bầu cũng cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống sắt vào sáng hay tối tốt hơn và hiệu quả để có thai kì luôn đủ chất, khỏe mạnh.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn