Trang chủ » Không tiêm ngừa trước khi mang thai có sao không?

Không tiêm ngừa trước khi mang thai có sao không?

(07/06/2022)

Tất cả các chị em chuẩn bị mang thai khi đi khám tiền sản đều được bác sĩ khuyến cáo phải tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe trong cả thai kỳ, giảm nguy cơ mắc bệnh và các tai biến thai sản có thể gặp phải. Không tiêm ngừa trước khi mang thai có sao không?

5 (100%) 2 votes

Vai trò của tiêm phòng đối với thai kỳ

Tiêm phòng trước khi mang thai rất cần thiết, vô cùng quan trọng với bà bầu và có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Vì thế WHO khuyến cáo phụ nữ cần thực hiện tiêm chủng đầy đủ trước khi mang thai theo hướng dẫn của bác sĩ.

Không tiêm ngừa trước khi mang thai có sao không?

Bà bầu cần tiêm phòng đầy đủ, uống viên sắt và axit folic trước khi mang thai ít nhất 1 tháng

Vai trò của tiêm phòng với thai kỳ gồm có:

  • Đối với bà bầu: Hệ miễn dịch của thai phụ bị suy giảm do sự thay đổi về thể chất, rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, quai bị, Rubella,… bị cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng thời tiết khi môi trường hoặc khí hậu thay đổi. Những bệnh lý này có thể khiến sức khỏe thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có thể khiến bé bị dị tật bẩm sinh, sinh non, sảy thai, thai chết lưu,… Vì thế bà bầu cần được tiêm phòng một số loại vaccine trước khi mang thai kết hợp với bổ sung sắt acid folic để giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, chống lại được phần lớn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với bà mẹ và thai nhi.
  • Đối với thai nhi: Tiêm phòng trước khi mang thai là cách mẹ giúp bé tạo hệ miễn dịch thụ động ngay sau khi chào đời. Mộ số loại vaccine giúp bé tăng sức đề kháng ngay khi còn trong bụng mẹ, phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Mẹ tiêm phòng trước khi mang thai theo đúng nguyên tắc an toàn tiêm chủng sẽ giảm thiểu tác dụng phụ của vaccine với thai nhi. Vì thế trước khi mang thai bà mẹ cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Không tiêm ngừa trước khi mang thai có sao không?

Tiêm phòng trước khi mang thai là cách giúp mẹ bầu phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm có thể mắc phải trong thai kỳ, giảm thiểu rủi ro cho bà mẹ và thai nhi. Vì một số lý do nhiều bà mẹ không tiêm ngừa trước khi mang thai có thể mắc phải một số bệnh truyền nhiễm có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi, thậm chí còn có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc ngừng phát triển.

Không tiêm ngừa trước khi mang thai có sao không?

Không tiêm ngừa trước khi mang thai khiến mẹ bầu tăng nguy cơ rủi ro mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và gặp tai biến thai sản

Cụ thể như sau:

  • Bệnh sởi: Bà bầu bị sởi có thể khiến thai nhi bị dị tật, sảy thai, chết lưu, sinh non,…
  • Bệnh thủy đậu: Bà bầu bị thủy đậu trong tuần thứ 8 – 20 thai nhi có tỉ lệ bị dị tật bẩm sinh cao. Nếu mẹ bầu bị thủy đậu tại thời điểm trước hoặc sau sinh thì trẻ cũng có nguy cơ bị thủy đậu rất cao và có thể dẫn tới tử vong.
  • Bệnh quai bị: Nếu bà bầu bị quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 3 thì thai nhi có nguy cơ rất cao bị dị tật bẩm sinh, thai lưu, sinh non.
  • Bệnh Rubella: Bà bầu nhiễm virus Rubella trong tam cá nguyệt thứ nhất thì 90% thai nhi không thể tiếp tục phát triển hoặc bị dị tật não, tim, tai, mắt.
  • Bệnh viêm gan B: Bà bầu nhiễm virus viêm gan B có tỉ lệ cao lây cho con trong quá trình sinh nở. Trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B đến khi trưởng thành rất dễ phát triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.
  • Cảm cúm: Bà bầu bị cảm cúm trong tam ca nguyệt thứ nhất có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh rất cao nhưng lại không có nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe bà mẹ.

Tiêm phòng khi mang thai có sao không?

Tiêm phòng khi mang thai, tùy từng loại vaccine, có thể làm ảnh hưởng một phần hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của bào thai. Vì thế các vaccine sống, có tác dụng giảm độc lực như vaccine đậu mùa, sởi – quai bị – Rubella, thủy đậu đều được chống chỉ định tiêm khi mang thai. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, giảm thiểu tác động đến thai nhi, bà mẹ cần tiêm phòng những loại vaccine này trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.

Không tiêm ngừa trước khi mang thai có sao không?

Một số loại vaccine không thể tiêm khi mang thai vì có thể tác động tiêu cực tới quá trình phát triển của thai nhi

Những vaccine giải độc tố hoặc bất hoạt chưa có bằng chứng nào cho thấy chúng có thể tác động tiêu cực tới thai nhi. Một số vaccine có thể tiêm phòng khi mang thai gồm có:

  • Vaccine cúm: Nên tiêm cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 vì đây là những giai đoạn bà bầu rất dễ bị cảm cúm do sự thay đổi trong cơ thể.
  • Vaccine bại liệt: Có thể tiêm phòng cho bà bầu bị phơi nhiễm virus polio (virus bại liệt hoang dại).
  • Vaccine phế cầu, não mô cầu, viêm gan A có thể xem xét tiêm cho bà bầu để phòng tránh những loại bệnh này.
  • Vaccine viêm gan B: Không có chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.

Để tăng sức đề kháng cho bà bầu và thai nhi, bên cạnh tiêm phòng đầy đủ các mũi vaccine WHO khuyến cáo theo hướng dẫn của bác sĩ, thai phụ cũng cần bổ sung sắt và axit folic đầy đủ bằng thực phẩm và viên uống. Lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và uống sắt vào sáng hay tối để đảm bảo hiệu quả bổ sung, giảm thiểu tác dụng không mong muốn khi uống sắt.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn