(27/04/2018)
Vậy là hành trình cùng con yêu đi qua 40 tuần thai kỳ đã gần về đích, và khi thai nhi 39 tuần nhiều mẹ bầu lại trở nên lo lắng, lúng túng. Hãy ghi nhớ lại những vấn đề quan trọng sau đây một lần nữa để ít ngày nữa các mẹ sẽ đón con yêu thuận lợi, an toàn.
1. Bé đã phát triển đầy đủ
Thai nhi 39 tuần thường có cân nặng trong khoảng 2,8-3,2 kg, dài 40-55cm tùy vào giới tính cũng như tốc độ phát triển của từng bé. Có thể về diện mạo và thân hình bé đã phát triển hoàn chỉnh và sẵn sàng cho việc chào đời bất cứ khi nào. Trong tuần 39 -40 thai sẽ không có nhiều sự thay đổi về kích thước cơ thể nhưng vẫn có những biểu hiện phát triển về não bộ nhất định.Dưới da bé hình thành một lớp mỡ giúp trẻ có thể điều chỉnh thân nhiệt với nhiệt độ môi trường ngay khi lọt lòng mẹ. Cơ thể bé cũng tiết ra chất bôi trơn để tránh hai lá phổi dính liền với nhau để bé có thể dễ dàng hít thở khi ra khỏi bụng mẹ.
Thai nhi 39 tuần đã thuận ngôi sẵn sàng cho cuộc sinh sắp đến. (Ảnh minh họa)
2. Thai nhi 39 tuần mẹ chưa chắc đã chuyển dạ ngay
Việc dự đoán ngày sinh dựa trên ngày quan hệ, ngày trứng được thụ tinh hay ngày đầu của kỳ kinh cuối vẫn luôn có sai số nhất định. Nhiều người có quan niệm rằng những người mang thai lần đầu thường sinh trước 1-2 tuần so với ngày dự kiến sinh. Người mang thai lần 2 trở đi lại có xu hướng sinh con sát hoặc quá ngày dự sinh. Thực tế thì những chị em có khung xương chậu to, đã trải qua sinh nở thì cơ bụng dưới giãn rộng hơn. Do vậy thai nhi 39 tuần vẫn cử động thuận lợi trong bụng mẹ, bé chưa di chuyển đến vùng xương chậu nên mẹ sẽ chậm có dấu hiệu chuyển dạ.
3. Càng nôn nóng, càng mất bình tĩnh
Nhiều chị em cho biết khi thai nhi 39 tuần họ “cần lắm một cơn đau đẻ” nhưng càng ngóng con thì mãi chưa thấy con có động tĩnh gì. Đặc biệt sự thăm hỏi và nôn nóng từ những người thân bên cạnh đôi khi khiến mẹ bầu càng mất bình tĩnh và có những suy nghĩ tiêu cực như: “liệu con có an toàn không?”. Từ đó tinh thần càng trở nên bất ổn thậm chí là stress. Ở những tuần cuối thai kỳ này mẹ bầu càng cần có nhiều hoạt động thư giãn, chú ý nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để sẵn sàng cho ca vượt cạn phía trước thay vì mất ngủ và mất sức.
Tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cần thường xuyên khám thai 1 tuần/lần. (Ảnh minh họa)
4. Tại sao có mẹ bầu trở nên nhanh nhẹn khỏe mạnh nhưng lại có người lóng ngóng chậm chạp khi bước sang tuần thai 39?
Trải qua những tháng đầu mang thai ốm nghén mệt mỏi khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba nhiều mẹ bầu lại trở nên khỏe mạnh bình thường. Đặc biệt vào những tuần cuối thai kỳ, không ít chị em cảm nhận bản thân như có sức mạnh “phi thường”. Họ bỗng đi lại nhanh nhẹn hơn, tích cực dọn dẹp nhà cửa, tinh thần phấn chấn. Điều này giải thích dựa trên tâm lý mong chờ được sớm gặp con, kết hợp với “bản năng làm tổ” của người mẹ khi gần đến ngày sinh.
Khi mẹ bầu có xu hướng chờ được đẻ, việc chuẩn bị công tác tư tưởng tốt nên dường như chị em vui vẻ, khỏe mạnh hơn.Ngược lại, cũng có nhiều thai phụ vào những tuần cuối thai kỳ do cân nặng của mẹ và con đều tăng nên dáng đi kệ nệ, chân tay phù nề. Cảm giác nặng nề, mệt mỏi do mất ngủ nên mẹ bầu có cảm giác mình trở nên chậm chạp, kém tập trung.
Mẹ sẽ sớm gặp được con yêu mà thôi. (Ảnh minh họa)
5. Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai tuần 39
Sinh con là một trải nghiệm tuyệt vời với nụ cười và cả nước mắt của người phụ nữ. Khi thai nhi 39 tuần, có lẽ mẹ sẽ vô cùng háo hức được chào đón con yêu nhưng bên cạnh đó bạn cũng gặp phải một số vấn đề và nên khắc phục bằng những mẹo nhỏ sau:
– Mệt mỏi do mất ngủ hoặc căng thẳng tinh thần do lo lắng cho thai nhi: Hãy cố gắng chợp mắt bất cứ lúc nào có thể, đặc biệt là nằm ngủ nơi yên tĩnh và trên một chiếc giường thoải mái.
– Loại bỏ mọi phiền muộn và stress: Nghe nhạc nhẹ có giai điệu êm dịu, tập hít thở đều.-Ăn kém: Chia nhỏ ăn nhiều bữa, uống nhiều nước.
– Trò chuyện cùng con yêu: Việc thủ thỉ tâm sự cùng con sẽ giúp mẹ yên tâm hơn về sức khỏe thai nhi. Bé có thể phản ứng với câu chuyện của mẹ bằng cach đạp nhẹ vào thành bụng đấy nhé!
– Ngôi thai chưa xoay: Đến tuần 39 nhiều mẹ bầu bụng vẫn cao chót vót, tức là bé yêu vẫn chưa chịu xoay đầu tụt thấp về khung chậu của mẹ để đến ống cổ tử cung. Lúc này bạn nên đi lại để quá trình chuyển dạ tới đây thuận lợi hơn.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ