(30/06/2024)
Khi sinh mổ khâu bao nhiêu lớp và chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Nếu như các mẹ còn quá lo lắng cho quá trình vượt cạn sắp tới thì có thể tham khảo bài viết sau đây để rõ hơn về quá trình sinh mổ nhé.
Mổ lấy thai là phương pháp sinh con phổ biến hiện nay, được áp dụng trong các trường hợp thai to, bất thường ở tử cung hoặc đã mổ đẻ những lần trước. Sinh mổ không còn xa lạ gì với các mẹ đang mang thai và sau sinh tuy nhiên khi sinh mổ khâu bao nhiêu lớp thì không phải mẹ nào cũng biết.
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi sinh mổ các bác sĩ sẽ tiến hành rạch 3 lớp là lớp da bụng, mô cơ, tử cung. Thông thường bác sĩ sẽ rạch ở phần nếp gấp dưới bụng, theo chiều ngang xương vệ, sau đó sẽ rach tới các lớp mô cơ. Sau khi rạch lớp mô cơ, tử cung sẽ xuất hiện, các bác sĩ sẽ rạch một đường để giúp em bé từ từ chui ra từ tử cung.
Sau khi em bé chào đời, các bác sĩ sẽ khâu lần lượt theo thứ tự ngược lại 3 lớp đó là: tử cung, lớp cơ thành bụng và cuối cùng là lớp da. Chỉ để khâu vết mổ sẽ là loại chỉ nhỏ tự tiêu trong khoảng 10 ngày, có tính thẩm mỹ cao.
Mẹ phải rạch và khâu 3 lớp trong quá trình sinh mổ
Dù sinh mổ hay sinh thường thì việc chăm sóc và theo dõi sau sinh đều rất quan trọng, tuy nhiên nếu lựa chọn phương pháp sinh mổ thì mẹ cần chú ý chăm sóc vết mổ sau khi cắt chỉ bởi đây là vết thương lớn và cần được chăm sóc tốt mới có thể phục hồi.
Vệ sinh vết mổ mỗi ngày
Vệ sinh vết mổ là việc làm quan trọng hàng đầu giúp vết mổ mau lành và tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Các mẹ nên chú ý:
Mẹ nên giữ cho vết mổ sạch sẽ và khô thoáng
Ăn các thực phẩm giúp vết thương mau lành
Sau sinh mổ, các mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm giúp mau lành vết thương. Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sinh mổ cần đa dạng đủ chất giúp vết thương mau lành. Mẹ nên uống nhiều nước, tăng cường rau xanh, trái cây, bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu sắt, canxi và protein để nhanh chóng hồi phục sức khỏe cũng như tạo nguồn sữa dồi dào cho trẻ bú. Bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ rất quan trọng giúp mẹ nạp năng lượng và giúp vết thương mau lành.
Ngoài ra, mẹ nên tránh thực phẩm có tính hàn, tanh vì chúng có thể gây khó khăn cho việc đông máu tại vết mổ, khiến vết thương lâu hồi phục hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu mẹ là người có cơ địa dễ lên sẹo, nên hạn chế ăn rau muống, gạo nếp, lòng trắng trứng gà…
Tăng cường thực phẩm giàu đạm giúp vết thương mau lành
Vận động phù hợp
Các chuyên gia khuyên rằng, sản phụ sau sinh cần phải vận động sớm. Vận động một cách nhẹ nhàng sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và khiến vết mổ nhanh lành, đồng thời giảm nguy cơ bị dính ruột, cơ thể chị em cũng sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn và hồi phục nhanh hơn.
Một số bài tập nhẹ nhàng ngay tại giường sau mổ cũng rất hữu ích. Sau đó, chị em bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng và hoạt động sinh hoạt bình thường.
Sau khi sinh đặc biệt là sinh mổ, cơ thể mẹ cần được bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu để mong chóng phục hồi, mau lành vết thương và tăng cường sản xuất sữa cho con bú. Do đó, ngoài chế độ ăn uống khoa học, đa dạng các loại thực phẩm, mẹ sau sinh đừng quên kết hợp bổ sung DHA, sắt và canxi cho mẹ sau sinh qua viên uống để đảm bảo nhu cầu dưỡng chất của cơ thể!
Viên sắt và canxi cho mẹ sau sinh – nhập khẩu từ Châu Âu
Mong rằng các mẹ đã biết khi sinh mổ khâu bao nhiêu lớp cùng với đó biết thêm cách chăm sóc vết mổ đúng cách để mau chóng phục hồi. Chúc các mẹ có sức khỏe tốt và chăm sóc bé yêu phát triển toàn diện.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ