Trang chủ » Khám thai 7 tuần tuổi cần làm những gì?

Khám thai 7 tuần tuổi cần làm những gì?

(02/11/2024)

7 tuần là tuần thai rất quan trọng trong tam cá nguyệt thứ nhất do đó mẹ cần tuân thủ lịch khám thai đúng ngày hẹn để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi được tốt nhất. Tìm hiểu khám thai 7 tuần tuổi cần làm những gì trong bài viết sau đây. 

Rate this post

Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi

Khám thai 7 tuần tuổi cần làm những gì?

Các cơ quan trên cơ thể thai nhi đang dần hình thành

Ngay sau khi thụ tinh, phôi thai nhanh chóng có những bước phát triển để có thể ổn định trong tử cung và trở thành thai nhi hoàn chỉnh. Đến tuần thai thứ 7, thai nhi đã bám chắc trong tử cung người mẹ và bắt đầu có những bước phát triển hình thành các cơ quan khác nhau.

Thai nhi 7 tuần tuổi vẫn có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 1,3cm và lớn bằng quả mâm xôi. Những đặc điểm phát triển của thai nhi trong tuần thai này bao gồm:

  • Tim thai đã xuất hiện, mẹ có thể nghe thấy nhịp tim thai nhi thông qua máy siêu âm.
  • Bàn tay và bàn chân bắt đầu phát triển, những ngón tay và ngón chân có màng.
  • Mắt em bé sẽ to hơn, hình thành mí mắt và thậm chí bắt đầu có màu mắt. Khoảng tháng thứ 6 đến tháng 9, màu mắt của bé sẽ trở nên rõ ràng hơn.
  • Tai của thai nhi đã hình thành cả trong lẫn ngoài.
  • Lưỡi em bé bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng, bắt đầu hình thành chân răng.
  • Xương đuôi (phần mở rộng của xương cụt) dần co lại và biến mất
  • Các tế bào thần kinh tích cực phân nhánh và kết nối lại với nhau tạo thành một hệ thần kinh sơ khai.
  • Các cơ quan nội tạng phát triển nhanh chóng, thanh khí – phế quản kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi đang được hình thành.

Thực hiện khám thai 7 tuần tuổi cần làm những gì?

Khám thai định kỳ là việc làm quan trọng mà mẹ bầu nên nghiêm túc thực hiện. Ở tuần thai thứ 7, khi khám thai mẹ cần thực hiện những việc sau đây:

  • Siêu âm xác định tim thai

Bác sĩ có thể xác định được nhịp tim rõ ràng nhất khi siêu âm thai đầu dò qua đường âm đạo. Ở khoảng thời gian này, tim đã chia thành 2 ngăn trái – phải, nhịp tim thai trung bình sẽ khoảng 90 – 100 nhịp/phút và tăng dần trong những tháng sau đó.

Nếu thai 7 tuần có nhịp tim thấp hơn 70 nhịp/phút thì thai nhi có nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ. Trường hợp vẫn chưa thấy tim thai, khả năng thai chậm phát triển, sảy thai hoặc thai nhi ngừng phát triển là rất cao, mẹ cần đi khám chuyên khoa để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác nhất.

Khám thai 7 tuần tuổi cần làm những gì?

Thai nhi 7 tuần thường đã có tim thai

  • Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp 

Trong lần khám thai này, mẹ bầu sẽ được tiến hành kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, đo vòng bụng để kiểm tra tổng quát được sức khỏe của người mẹ. Bác sĩ sẽ đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe mẹ bầu và có hướng dẫn thêm về chế độ ăn uống, sinh hoạt trong thời gian này.

  • Siêu âm đánh giá sự phát triển của thai nhi

Ở tuần thai thứ 7, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm kiểm tra kích thước của phôi thai phát triển có phù hợp với tuổi thai hay không. Xác định xem thai nhi đã bám chặt vào niêm mạc tử cung hay chưa, để đảm bảo không có thai ngoài tử cung đồng thời xác định mẹ mang một thai, song thai hay mang đa thai.

Khám thai 7 tuần tuổi cần làm những gì?

Siêu âm thai giúp xác định thai nhi đã ổn định trong tử cung hay chưa

  • Xét nghiệm máu 

Xét nghiệm máu thai 7 tuần tuổi là xét nghiệm sàng lọc quan trọng, thường được áp dụng với những mẹ bầu có: tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền, từng bị cúm, ốm trong thời gian mang thai hoặc dùng thuốc không đúng chỉ định, đang hoặc từng tiếp xúc với hóa chất độc hại trong thời kỳ mang thai.

Xét nghiệm máu thai 7 tuần giúp sàng lọc, phát hiện nguy cơ bệnh tật sớm với trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao. Do đó, bác sĩ nghi ngờ thai nhi bất thường, dị tật, hoặc mẹ có biến chứng thai kỳ thì bắt buộc phải thực hiện thủ thuật này.

Những việc mẹ nên làm và không nên làm gì khi thai nhi 7 tuần tuổi

Mẹ bầu mang thai 7 tuần tuổi nên làm và không nên làm những việc sau đây là một số lưu ý là cách giữ thai trong 3 tháng đầu mẹ nên nhớ:

  • Tăng cường những thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt nạc, rau có màu xanh đậm, quả gấc, củ dền…để bổ sung sắt cho mẹ và thai nhi.
  • Để kích thích hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt hơn, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh và đốt sống, mẹ nên bổ sung axit folic qua những thực phẩm như hạnh nhân, lạc, hướng dương, trái cây họ cam quýt…;
  • Để giảm nghén, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và hạn chế gia vị nặng mùi. Với những món có mùi tanh như thủy hải sản, cần khử tanh kỹ khi chế biến để tránh làm ảnh hưởng đến khẩu vị của mẹ bầu.
  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày để tránh bị táo bón khi mang thai.
  • Duy trì vận động nhẹ hàng ngày như đi bộ, tập yoga.
  • Mẹ nên tránh thức khuya, tâm lý căng thẳng, lo âu, stress. Ngoài ra nên tuyệt đối tránh uống rượu bia, thức uống có cồn, không hút thuốc lá.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất như hóa chất nhuộm tóc, sơn móng tay, thuốc bảo vệ thực vật…

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, sắt và axit folic là bộ đôi dưỡng chất rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi còn non nớt. Bổ sung đủ axit folic và sắt cho bà bầu giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa dị tật thai nhi, … Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu sắt kết hợp uống viên sắt và axit folic chuyên biệt để đảm bảo nhu cầu của cơ thể.

Viên sắt axit folic cho bà bầu

Viên sắt và axit folic cho bà bầu – hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Khám thai là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng mà mẹ không nên lơ là. Khám thai 7 tuần tuổi cần làm những gì đã được làm sáng tỏ trong bài viết trên. Mong rằng các mẹ sẽ dưỡng thai thật tốt để thai kỳ thuận lợi, an toàn. 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36