Trang chủ » Hội chứng dải sợi ối có nguy hiểm không?

Hội chứng dải sợi ối có nguy hiểm không?

(16/02/2025)

Dải sợi ối là một dạng rối loạn bẩm sinh hiếm gặp trong quá trình mang thai, vậy hội chứng dải sợi ối có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này trong bài viết dưới đây!

Rate this post

Các yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng dải sợi ối

Trước khi trả lời câu hỏi “dải sợi ối có nguy hiểm không”, chúng ta cần tìm hiểu các yếu tố nguy cơ có thể gây ra tình trạng dải sợi ối trong thai kỳ.

Hiện nay chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng dải sợi ối. Cơ chế gây bệnh được cho là tình trạng vỡ ối trong giai đoạn sớm của thai kỳ, dẫn tới sự phát triển nhiều sợi ối phía màng đệm của màng ối, vướng vào thai nhi. Điều này sẽ làm hạn chế mạch máu nuôi dưỡng, tạo nên vòng thắt và ảnh hưởng tới cấu trúc các cơ quan của thai nhi.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị hội chứng dải sợi ối còn do rối loạn di truyền, mẹ bầu hút thuốc, tiếp xúc với hóa chất độc hại..

Hội chứng dải sợi ối có nguy hiểm không?

Hiện nay chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng dải sợi ối

Tìm hiểu hội chứng dải sợi ối có nguy hiểm không?

Mặc dù dải sợi ối hiếm khi xảy ra những nhiều bà bầu vẫn rất lo lắng về hội chứng này, không biết hội chứng dải sợi ối có nguy hiểm không? Hội chứng dải sợi ối là biến chứng cực kỳ nguy hiểm trong thai kỳ và thường xảy ra ở giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Đây cũng là giai đoạn nhạy cảm, thai nhi chưa phát triển ổn định nên dễ bị ảnh hưởng và gây ra các biến chứng khó lường bao gồm:

  • Dị tật đầu, mặt như bị sứt môi, hở hàm ếch hay bị lỗ mở trong hộp sọ.
  • Dị tật thân dưới, trong đó có lỗ hở ở bụng, ngực.
  • Chức năng phổi kém phát triển.
  • Tăng nguy cơ bà bầu bị sảy thai, sinh non hay thai chết lưu.

Tiên lượng ở trẻ sơ sinh bị dải sợi ối sẽ phụ thuộc vào mức độ khiếm khuyết và dị tật trên cơ thể của trẻ. Với trường hợp bị ở mức độ nhẹ trẻ chỉ gặp các khiếm khuyết nhỏ về thẩm mỹ, mức độ nặng hơn trẻ có thể phải chịu tổn thương nặng nề ở những cơ quan quan trọng như đầu, mặt, tứ chi,…

Hội chứng dải sợi ối có nguy hiểm không?

Dải sợi ối là biến chứng cực kỳ nguy hiểm trong thai kỳ có thể khiến thai nhi bị cụt chi

Tìm hiểu triệu chứng của dải sợi ối

Tùy vào vị trí bị quấn bởi sợi ối mà các triệu chứng của hội chứng dải sợi ối sẽ khác nhau, tuy nhiên thường là biểu hiện liên quan tới tay hoặc chân. Có 4 nhóm triệu chứng lầm sàng chính mà thai nhi bị dải sợi ối mắc phải, gồm có:

  • Tạo vòng co thắt trên da: Là dấu hiệu phổ biến của dải sợi ối, chiếm tới 80% trường hợp, chỉ các vết co thắt hay lõm trên bề mặt làn da, mô mềm hay kéo dài sâu vào các mô.
  • Khiếm khuyết chi: Nếu mức độ co thắt quá lớn, bác sĩ cần can thiệp phẫu thuật ngay từ trong tử cung để giảm thiểu nguy cơ bị cắt cụt chi của bào thai và các biến chứng khác. Triệu chứng này thấy rõ khi trẻ chào đời bị thiếu ngón tay, ngón chân hay tứ chi.
  • Tổn thương thần kinh hay cột sống: Khuyết tật hệ thần kinh và cột sống của thai nhi cũng được ghi nhận xảy ra do dải sợi ối.
  • Dị tật sọ mặt: Trong một số trường hợp hiếm gặp, dải sợi ối có thể gây ra các bất thường về sọ mặt, ví dụ thoát vị não, bị sứt môi, hở hàm ếch.
  • Dị tật khác: Thai nhi có thể bị ảnh hưởng tới sự phát triển các cơ quan nội tạng như tim, phổi, xương.. khiến trẻ chào đời với tay chân ngắn, bàn chân khoèo, biến dạng xương, vẹo cột sống..

Biện pháp phòng ngừa hội chứng dải sợi ối

Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả hội chứng dải sợi ối, tuy nhiên để có một thai kỳ, khỏe mạnh, các bà bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Bổ sung dinh dưỡng đa dạng, ăn uống cân đối, đủ chất và khoa học.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày để cơ thể bà bầu khỏe mạnh và linh hoạt hơn..
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại hay các tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Khám thai định kỳ và theo dõi các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ để xử lý kịp thời.

Ngoài ra, bên cạnh chế độ ăn khoa học, mẹ bầu cần chú ý kết hợp bổ sung thêm các viên uống sắt và canxi cho bà bầu, DHA, axit folic, … để có thai kỳ thuận lợi, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.

Phụ nữ mang thai uống sắt và canxi như thế nào dễ hấp thu?

Sắt và canxi cho bà bầu – nhập khẩu từ Châu Âu

Với những thông tin cung cấp trên, hy vọng mẹ đã biết được dải sợi ối có nguy hiểm không để có biện pháp theo dõi, xử lý phù hợp. Việc khám thai định kỳ rất quan trọng và cần thiết với bà bầu, mẹ cần sắp xếp lịch khám thai đặc biệt tham gia ở các mốc quan trọng. Bên cạnh đó, các bà bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe tại nhà kỹ lưỡng, tìm hiểu có bầu mấy tháng uống sắt và canxi để bổ sung đúng chuẩn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36