(14/01/2021)
Để phòng tránh hiện tượng thiếu sắt sau sinh sản phụ cần chủ động sử dụng các biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt hiệu quả. Cẩm nang phòng tránh thiếu sắt cho bà mẹ sau sinh.
Thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể tác động đến sự phát triển của bé. Chính vì vậy, việc nắm rõ cách phòng tránh hiện tượng thiếu sắt sau sinh là vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu ngay nội dung dưới đây nhé!
Sau khi sinh con, nhiều sản phụ thường ngừng uống sắt do chủ quan, không ý thức được tầm quan trọng của việc bổ sung sắt trong giai đoạn này. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu sắt sau sinh, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Vượt cạn là một quá trình mất máu khá nhiều, từ 500 đến 1500ml. Chưa kể sau đó, cơ thể người mẹ tiếp tục mất máu qua sản dịch – bao gồm máu, các mô niêm mạc và vi khuẩn được tống ra ngoài để làm sạch tử cung. Nếu không được bổ sung đủ sắt, sản phụ sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu máu, khiến cơ thể yếu ớt, lâu hồi phục, dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh truyền nhiễm do sức đề kháng suy giảm.
Hơn nữa, trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, bao gồm cả sắt. Nếu người mẹ thiếu sắt, trẻ cũng có nguy cơ bị thiếu máu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, việc bổ sung sắt sau sinh là vô cùng cần thiết. Các chuyên gia khuyến cáo sản phụ nên tiếp tục uống sắt ít nhất 1-3 tháng sau sinh. Việc này giúp người mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, đồng thời cung cấp đủ sắt cho con bú, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
Uống viên sắt đều đặn mỗi ngày trong ít nhất 1 tháng sau sinh
Đưa các thực phẩm giàu sắt vào trong thực đơn hàng ngày cũng là cách giúp sản phụ hạn chế các hiện tượng thiếu sắt sau sinh. Thực phẩm là một kênh bổ sung sắt an toàn, két hợp với viên sắt để giúp bà mẹ sau sinh được cung cấp đủ sắt mỗi ngày.
Các loại thực phẩm giàu sắt gồm có:
Mặc dù thực phẩm có hàm lượng sắt cao, nhưng trong quá trình chế biến, sắt có trong thực phẩm cũng bị thất thoát một lượng không nhỏ. Cơ thể chỉ hấp thụ được khoảng 15 – 20% hàm lượng sắt heme có nguồn gốc từ động vật. Tỷ lệ hấp thụ ở sắt non-heme có nguồn gốc từ thực vật chỉ đạt 5 – 10%. Dưới sự hỗ trợ của vitamin C, tỷ lệ hấp thụ của 2 loại sắt này có thể nâng lên khoảng 10 – 15%, giúp sản phụ hấp thụ được nhiều sắt hơn.
Đưa các loại thực phẩm giàu sắt vào thực đơn hàng ngày giúp bà mẹ sau sinh bổ sung sắt đầy đủ hơn, không bị táo bón, nổi mụn khi uống sắt. Đồng thời, cách chế biến phong phú, thường xuyên thay đổi cũng giúp bữa ăn hấp dẫn hơn, sản phụ ăn ngon miệng hơn. Qua đó, sắt và tất cả các vi chất cần thiết đều được bổ sung đủ mỗi ngày.
Sử dụng thực đơn giàu sắt mỗi ngày
Vitamin C giúp tăng cường hấp thụ sắt. Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C mỗi ngày khiến hàm lượng sắt được hấp thụ vào cơ thể cao hơn, ngăn ngừa các hiện tượng thiếu sắt sau sinh hiệu quả hơn. Uống sắt cùng với nước ép trái cây giàu vitamin C cũng giúp sản phụ hấp thụ sắt tốt hơn, không bị táo bón, nóng trong hay các tác dụng phụ khác của viên sắt.
Cùng với thực phẩm giàu vitamin C, sản phụ nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ để hạn chế khả năng bị táo bón, kích ứng đường tiêu hóa khi uống sắt. Qua đó có thể tối ưu khả năng hấp thụ sắt, bổ sung đủ sắt, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt.
Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C
Bổ sung đủ sắt bằng viên uống và thực phẩm giàu sắt sau sinh giúp sản phụ nhanh chóng hồi phục, tăng cường khả năng miễn dịch và có đủ sữa cho con bú. Sản phụ cần bổ sung đủ sắt để ngăn ngừa các hiện tượng thiếu máu thiếu sắt hậu sản.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ