(19/11/2018)
Theo dõi cử động của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ là điều mà mẹ bầu nào cũng nên làm. Vậy khi thấy hiện tượng thai nhi đạp nhiều thì có sao không? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Thông thường, ở tuần thứ 18-22 của thai kỳ là mẹ bầu đã có thể bắt đầu cảm nhận được những chuyển động của thai nhi. Đối với những trường hợp đã trải qua 1 lần sinh con trước đó sẽ sớm nhận ra cử động của thai nhi cũng như thấy bé cưng đạp nhiều hơn so với những mẹ mang thai lần đầu.
Mỗi thai nhi khác nhau thì có nhịp độ cử động khác nhau. Vì thế, mẹ bầu tránh việc so sánh cử động của bé nhà mình với các bé khác, bởi điều này dễ gây tâm lý hoang mang.
Nếu bé cưng hoạt động nhiều trong tử cung của mẹ cũng không có ý nghĩa mẹ sẽ sinh ra một em bé siêu quậy đâu nhé. Đồng thời, cử động thai với sự tăng động giảm chú ý trong tương lai cũng không hề có mối liên hệ nào. Do đó, điều duy nhất mẹ cần làm là cảm nhận sự tồn tại của bé và trò chuyện với bé cưng mỗi ngày.
Ở giai đoạn 3 giữa cho đến đầu giai đoạn 3 tháng cuối, khi đó thai nhi vẫn còn khá nhỏ nên không gian của tử cung sẽ còn khá rộng rãi. Thai nhi sẽ có nhiều hoạt động khác nhau như: nhào lộn, đấm, đá, nấc cụt… và mẹ bầu sẽ cảm nhận được con hoạt động rất nhiều.
Bên cạnh việc hoạt động, thai nhi cũng ngủ khá nhiều. Và những khi bé ngủ mẹ sẽ ít cảm nhận được hoạt động của con hơn. Một số thời điểm dễ để theo dõi cử động của thai nhi hơn đó là: khi mẹ nghỉ ngơi vào buổi tối, khi mẹ mới ăn xong hay những khi mẹ hồi hộp.
Mẹ bầu khi đếm cử động thai nên ghi lại giờ và ngừng đếm khi đủ 10 cử động. Trong khoảng 4 giờ liên tiếp, mà mẹ bầu không đếm đủ 10 cử động thai thì nên thăm khám để kiểm tra xem bé cưng có khỏe mạnh hay không. Cho nên, đếm cử động của thai nhi khoảng 10 lần là bình thường.
Thai nhi đạp nhiều là dấu hiệu cho biết bé cưng đang phát triển khoẻ mạnh và mẹ bầu nên vui khi thấy tín hiệu đáng mừng này. Hàng ngày, mẹ nên đếm cử động thai tối thiểu 2 lần, nhất là từ tuần 28 trở đi. Khi thấy thai nhi giảm hoạt động đột ngột, mẹ bầu nên báo ngay cho các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Ngoài ra, thai nhi đạp ít hay nhiều cũng phụ thuộc vào cảm nhận của người mẹ. Với những mẹ bầu có thành bụng mỏng hay nhiều thời gian để theo dõi bé hơn sẽ có thể cảm nhận được sự chuyển động nhiều hơn. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp để có kết quả chính xác nhất thì việc khám thai thường xuyên là rất cần thiết để mẹ biết được tình trạng sức khoẻ của thai nhi.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ