(29/10/2017)
Một trong bệnh nội khoa thường gặp ở phụ nữ khi mang thai là hen phế quản. Như chúng ta đã biết đây là một loại bệnh có tác động trực tiếp tới đường dẫn khí của phổi và gây ra bởi quá trình viêm mạn tính của phế quản. Khi mẹ bầu mắc phải bệnh hen phế quản sẽ gây ra những ảnh hưởng, nguy cơ xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Dấu hiệu nhận biết hen phế quản
Hen phế quản ở phụ nữ khi mang thai rất có thể gây ra sự thiếu oxy cho thai nhi, làm chậm đi quá trình phát triển của con trong bụng mẹ. Khi mẹ bầu xuất hiện những triệu chứng như: thở khò khè, tiếng khò khè thường nghe thấy ở thì thở ra, tuy nhiên cũng có thể nghe thấy được ở thì hít vào; không thở được; co nặng ngực; ho và nói khó… thì khả năng mắc bệnh hen phế quản là rất lớn. Mẹ bầu cần tới các cơ sở y tế để được khám xét, trong trường hợp mắc bệnh cần có những biện pháp điều trị kịp thời cho một thai nhi khỏe mạnh.
Ảnh hưởng của hen phế quản trên thai kỳ và thai nhi
Thể trạng của mỗi mẹ bầu khác nhau sẽ gây ra mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Trong trường hợp mắc bệnh hen phế quản khi mang thai lần đầu sẽ có thể tiếp diễn trong những lần mang thai sau đó.
Hầu hết phụ nữ mang thai mắc phải bệnh hen phế quản ở mức độ bình thường thì đều có thể sinh con một cách bình thường như những người khỏe mạnh khác. Ở một số trường hợp khác, khi mẹ bầu bị hen phế quản nặng sẽ dẫn tới tình trạng thiếu ôxy máu kéo dài, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho bé.
Ngoài ra, khi gặp phải căn bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng khác trong thời kỳ mang thai mà mẹ bầu thường gặp như: đẻ non, thai nhẹ cân, nhịp tim nhanh, co giật, hạ đường huyết… Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà nên kiểm tra định kỳ, phát hiện bệnh sớm để được điều trị và kiểm soát được các nguy cơ kể trên.
Điều trị và kiểm soát hen phế quản trong thai kỳ
Để ngăn chặn được tình trạng thiếu ôxy cho mẹ và cung cấp đầy đủ lượng ôxy cần thiết cho thai nhi thì việc phát hiện và điều trị hen phế quản là càng sớm càng tốt.
Các phương pháp điều trị mẹ bầu nên biết như: kiểm soát chức năng hô hấp; tránh các yếu tố gây kịch phát cơn hen; tư vấn và điều trị bằng thuốc cho từng trường hợp để duy trì chức năng phổi bình thường.
Sử dụng thuốc theo sự tư vấn và chỉ định trực tiếp của bác sĩ, mẹ bầu không được tùy tiện trong việc này để có một thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh cả trước và sau khi sinh con. Những loại thuốc được các bác sĩ khuyến khích trong việc điều trị bệnh hen cho mẹ bầu thường ở dạng phụt, xịt sẽ hạn chế mức tối đa tới sự ảnh hưởng của thai nhi.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần hạn chế trong việc tiếp xúc với các chất kích thích như: khói thuốc lá, thuốc lào; lông của các loại súc vật; khói bếp hay các loại mùi hương mạnh như: phấn hoa, nước hoa, thuốc xịt côn trùng… Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn này là rất quan trọng, cần tránh ăn các thức ăn lạ có nguy cơ gây dị ứng để có một cơ thể khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.
Trong trường hợp phụ nữ có ý định mang thai khi đang mắc bệnh hen phế quản hoặc có tiền sử mắc bệnh từ trước thì cần phải tới các cơ sở y tế chuyên khoa để nhận được sự tư vấn của bác sĩ để có những biện pháp dự phòng tối ưu. Việc tiêm phòng vắc-xin cúm trước khi mang thai là điều nên làm để ngăn chặn tăng nguy cơ hen phế quản.
Ngoài ra, chế độ làm việc, nghỉ ngơi và có một dinh dưỡng hợp lý là điều mẹ bầu nên tạo ra cho mình. Mẹ bầu cần được điều trị và kiểm soát tốt dưới sự tư vấn của các y bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị tốt nhất, hiệu quả nhất.
Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ