Bị chuột rút ngón chân là tình trạng cơ bắp đột ngột co lại, có thể gây khó chịu và đau đớn. Để tìm hiểu hay bị chuột rút ngón chân là bệnh gì và cách xử lý ra sao, bạn hãy đọc ngay bài viết sau đây.
Ai có thể bị chuột rút ngón chân?
Chuột rút có thể xảy ra với bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên hiện tượng này phổ biến ở những người trẻ tuổi hoặc người trên 60 tuổi do hoạt động nhiều quá mức hoặc do bị lão hóa cơ bắp. Chuột rút cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý nào đó nếu nó xảy ra vào ban đêm hoặc kéo dài.

Chuột rút có thể xảy ra với bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào
Các biểu hiện hay gặp khi bị chuột rút ngón chân
Trước khi tìm hiểu hay bị chuột rút ngón chân là bệnh gì, bạn cần biết các dấu hiệu khi gặp tình trạng này. Khi bị chuột rút ngón chân, bạn có thể gặp những dấu hiệu sau đây:
- Ngón chân bị kéo đi các hướng khác so với những ngón còn lại: Ngón chân bị chuột rút có thể bị kéo lệch hai bên, kéo lên trên hay bị co lại xuống dưới.
- Cơ ngón chân bị chuột rút cứng thành cục: Cơ bắp khi bị chuột rút sẽ cứng, căng tròn rất dễ nhận ra.
- Không cử động được: Ngón chân bị chuột rút sẽ mất khả năng cử động, cần thời gian vài giây tới vài phút co cơ, thậm chí là vài giờ.

Chuột rút khiến ngón chân bị kéo đi các hướng khác so với những ngón còn lại
Tìm hiểu hay bị chuột rút ngón chân là bệnh gì?
Bị chuột rút ngón chân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể:
- Vận động liên tục trong thời gian dài có thể làm mệt mỏi cơ bắp và gây ra chuột rút, ví dụ đi bộ quá lâu, chạy nhanh..
- Thực hiện các công việc đòi hỏi sự duy trì cơ bắp trong thời gian dài như đứng lâu, di chuyển liên tục.. cũng gây ra chuột rút ngón chân.
- Nằm, ngồi, đứng, quỳ không thoải mái trong thời gian kéo dài cũng có thể gây tắc nghẽn mạch máu, làm cơ bắp bị thiếu oxy và gây ra chuột rút.
- Không giãn cơ trước khi bắt đầu tập thể dục có thể làm tăng khả năng bị chuột rút.
- Việc mất nhiều nước trong quá trình hoạt động có thể làm bạn chuột rút. Thiếu các vi chất như kali, magie, kali cũng có thể gây ra co cơ, chuột rút.
- Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị chuột rút do phải chịu trọng lượng lớn của cơ thể, tạo áp lực lớn lên mạch máu chi dưới.
- Người hay bị chuột rút ngón chân là bệnh gì? Một số bệnh như tiểu đường, Parkinson, rối loạn tuần hoàn máu hay thiếu máu cũng có thể gây chuột rút.
Tiết lộ những cách chữa chuột rút ngón chân hiệu quả
Dưới đây là hướng dẫn xử lý tình trạng chuột rút ngón chân để giảm đau và loại bỏ chuột rút nhanh chóng:
- Kéo căng cơ bị chuột rút: Cách này phụ thuộc vào vị trí bị chuột rút. Nếu bạn bị chuột rút ngón chân thì cần ngồi duỗi thẳng chân, sau đó kéo nhẹ ngón chân và bàn chân lên. Nếu bị chuột rút ở bắp chân hay đùi thì cần nhờ người khác kéo thẳng chân, nâng cao chân và kết hợp ấn đầu gối xuống.
- Xoa bóp cơ: Giảm căng cơ với biện pháp massage, xoa bóp sẽ giúp cải thiện tình trạng chuột rút nhanh chóng. Bạn có thể dùng các dụng cụ massage, dùng bóng tennis hỗ trợ hay xoa bóp bằng tay.
- Chườm ấm: Sử dụng túi chườm nóng, khăn ấm hay chai nước nóng áp lên vùng cơ bị căng sẽ giúp loại bỏ căng cơ hiệu quả.
- Đi chân trần và cử động: Đi chân trần và thực hiện các động tác nhẹ nhàng như kéo giãn ngón chân có thể kích thích lưu thông máu nhanh hơn, giảm căng cơ.
Để phòng ngừa tình trạng chuột rút nói chung, bạn cần lưu ý khởi động trước khi tập luyện, duy trì thời gian vận động hợp lý, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và bổ sung thêm nhiều thực phẩm bổ dưỡng, tăng cường viên uống canxi, magie nếu gặp tình trạng bị thiếu chất. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý uống canxi và magie cùng lúc được không để bổ sung viên uống mang lại hiệu quả tối ưu.

Viên bổ sung magie và vitamin B6 – nhập khẩu Châu Âu chính hãng
** Chela-Mag B6 là sản phẩm của Olimp Labs – được nhập khẩu nguyên hộp từ châu Âu, phân phối chính hãng tại Việt Nam
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được hiện tượng hay bị chuột rút ngón chân là bệnh gì để khắc phục tình trạng này nhanh chóng. Hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh bị chuột rút để giảm thiểu tình trạng này trong cuộc sống hàng ngày.