Chuột rút là tình trạng phổ biến thường gặp ở người vận động nhiều, phụ nữ mang thai, nhất là khi đứng hay ngồi ở 1 tư thế quá lâu. Vậy hay bị chuột rút nên làm gì để cải thiện?
Chuột rút là gì, nguyên nhân chuột rút do đâu?
Chuột rút còn có tên gọi khác là vọp bẻ, đây là hiện tượng co rút hay thắt chặt các cơ một cách đột ngột dẫn đến những cơn đau dữ dội kèm theo cử động khó khăn, thậm chí không thể cử động trong thời gian dài. Chuột rút có thể xảy ra ở bất kỳ cơ bắp nào nhưng phổ biến nhất vẫn là các phần cơ ở bắp chân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:
- Vận động mạnh: quá trình vận động hoặc tập luyện thể thao khi vận động cơ quá sức, cơ thể bị thiếu oxy sẽ dẫn đến tình trạng chuột rút.
- Cơ thể thiếu các vi chất: điển hình như kali, magie, canxi- đây là những vi chất giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Người bị thiếu hụt kali sẽ bị yếu cơ, giật cơ, chuột rút, nặng có thể gây liệt cơ. Hơn nữa, lượng magie và canxi trong máu thấp còn làm tăng hoạt động của các mô thần kinh và các cơ gây ra hiện tượng chuột rút.
- Mẹ mang thai: nguyên nhân mẹ bầu bị chuột rút là trong quá trình mang thai cơ thể tích nước quá nhiều gây hiện tượng mất cân bằng điện giải. Hơn nữa, sức nặng của thai nhi cũng ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu ở chi dưới khiến máu lưu thông kém dẫn đến chuột rút hoặc tê bì chân tay.
- Do các bệnh lý: chuột rút cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý về cơ xương khớp khiến cho sự dẫn truyền giữa cơ bắp và dây thần kinh bị gián đoạn. Các cơ sẽ tiếp tục co và bị đau mặc dù não bộ muốn cơ được thư giãn.
Người vận động mạnh, người mang thai, thiếu hụt các vi chất,… là đối tượng dễ bị chuột rút
Hay bị chuột rút nên làm gì để nhanh khỏi?
Chuột rút gây cảm giác khó chịu, đau đớn dữ dội ở bắp thịt, thậm chí không thể cử động được bộ phận đó. Vậy hay bị chuột rút nên làm gì để cải thiện? Người bị chuột rút có thể dùng tay massage nhẹ nhàng phần cơ xung quanh tới vùng bị đau. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng túi nước ấm chườm lên vùng cơ bị chuột rút bởi nhiệt độ sẽ làm tăng lưu lượng máu, giảm tình trạng căng cơ đồng thời giảm đau hiệu quả. Sau đây là một số giải pháp cải thiện chuột rút đối với từng trường hợp cụ thể:
- Đối với chuột rút tay: lúc này người bệnh nên thả lỏng các khớp tay, khi các cơ bắt đầu co rút dịu lại nên bắt đầu cử động nhẹ nhàng các ngón tay còn lại.
- Đối với chuột rút ở ngón chân: biện pháp đơn giản để khắc phục tình trạng này là uốn cong ngón chân, người bệnh chỉ cần nắm bàn chân hoặc các ngón chân rồi kéo căng hết cỡ, thực hiện cho đến khi cơn đau chuột rút qua đi.
- Đối với chuột rút ở bắp chân hoặc đùi: người bệnh nên nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay còn lại thì ấn đầu gối xuống rồi thực hiện đồng thời 2 tay liên tục cho đến khi các cơn đau biến mất.
- Đối với chuột rút khi ngủ: lúc này người bị chuột rút nên ngồi dậy massage nhẹ nhàng cơ bắp chân trong vòng 1 phút để cơ được thư giãn. Tiếp theo dùng 2 ngón tay day hai huyệt Thừa Cân và Thừa Sơn với mỗi huyệt, động tác lặp lại trong 1 phút. Sau đó dùng gốc bàn tay ấn vào cơ bắp chân trong 2 phút để hoàn thành quá trình massage.
Người bị chuột rút nên dùng tay massage nhẹ nhàng phần cơ xung quanh tới vùng bị đau
Phòng ngừa chuột rút như thế nào?
Bên cạnh tìm hiểu hay bị chuột rút nên làm gì để cải thiện, người bị chuột rút cũng nên quan tâm và áp dụng giải pháp phòng ngừa tình trạng này:
- Người bị chuột rút nên tiến hành massage nhẹ nhàng các vùng cơ.
- Tắm nước ấm để giúp cơ thể thư giãn và hỗ trợ quá trình lưu thông máu thuận lợi tới các cơ.
- Người hay bị chuột rút chú ý không nên đi giày cao gót quá cao, không đi giày quá chật để tránh chèn ép lên các mạch máu, ứ động ở tĩnh mạch chi dưới.
- Trước và sau khi tập luyện thể thao cần khởi động thật kỹ.
- Uống đủ nước mỗi ngày, nên uống khoảng 1,5-2 lít nước/ngày, ngoài ra, cần bổ sung đủ các chất điện giải, nhất là vào những ngày nắng nóng, cơ thể bị đổ nhiều mồ hôi.
- Trong chế độ ăn uống hàng ngày nên cung cấp đủ các vi chất thiết yếu. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu cho thai kỳ: sắt, axit folic, canxi, magie, … để phòng ngừa tình trạng tê bì chân tay do thiếu chất gây ra!
**Băn khoăn uống canxi và magie cùng lúc được không? Nên chú ý không nên sử dụng đồng thời hai vi chất magie và canxi bởi đây là hai vi chất ức chế khả năng hấp thụ của nhau.
Viên uống bổ sung magie và vitamin B6- nhập khẩu Châu Âu chính hãng
** Chela-Mag B6 là sản phẩm của Olimp Labs được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu – phân phối chính hãng tại Việt Nam.
Bài viết trên đã giúp tìm hiểu hay bị chuột rút nên làm gì để cải thiện và cách phòng ngừa tình trạng chuột rút. Nếu tình trạng kéo dài không thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường, cần đến các cơ sở Y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời!