Trang chủ » Hay bị chóng mặt khi mang thai phải làm sao?

Hay bị chóng mặt khi mang thai phải làm sao?

(24/12/2021)

Đau đầu chóng mặt thường là các hiện tượng sinh lý trong thai kỳ nhưng có thể gây nguy hiểm nếu bà bầu bị ngã, va đập. Ngoài ra đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất ổn về sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Hay bị chóng mặt khi mang thai phải làm sao?

Rate this post

Thường xuyên chóng mặt khi mang thai có nguy hiểm không?

Hiện tượng chóng mặt khi mang thai chủ yếu là do các yếu tố sinh lý như thay đổi nội tiết, kích thước tử cung lớn chèn ép lên mạch máu gây cản trở lưu thông máu, bà bầu giữ nguyên tư thế quá lâu hay thay đổi tư thế quá đột ngột,… Tuy nhiên, trong một số trường hợp thường xuyên bị chóng mặt khi mang thai lại là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho mẹ bầu.

Vậy, bên ngoài các yếu tố sinh lý, mẹ bầu hay bị chóng mặt khi mang thai là dấu hiệu gì?

1. Mẹ bầu bị thiếu máu

Bắt đầu mang thai thể tích máu của mẹ bầu tăng 50% để cung cấp đủ oxy cho thai nhi. Vì thế nhu cầu sắt, axit folic, vitamin B6, B12, C (giúp sắt hấp thụ tốt hơn) cũng tăng cao mới có thể sản xuất đủ hồng cầu để cung cấp oxy cho mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu không uống viên sắt giúp bổ sung sắt và các vi chất tạo máu khác thường bị chóng mặt do bà bầu thiếu máu khiến não bộ không được cung cấp đủ oxy.

Hay bị chóng mặt khi mang thai phải làm sao?

Mẹ bầu không uống viên sắt, bị thiếu máu thiếu sắt gây chóng mặt khi mang thai

2. Mẹ bầu bị hạ đường huyết

Khi mang thai mẹ bầu có nguy cơ bị hạ đường huyết vì thai nhi phát triển nhanh khiến nhu cầu về năng lượng tăng cao mà chế độ dinh dưỡng lại không đáp ứng đủ. Hạ đường huyết khiến mẹ bầu có các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, chân tay run rẩy không rõ nguyên nhân và thường xuyên đổ mồ hôi.

3. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ cũng khiến mẹ bầu bị chóng mặt, đau đầu, thường xuyên mệt mỏi. Tiểu đường thai kỳ là nguyên nhân gây sảy thai, sinh non, nhiễm khuẩn niệu, đa ối,… ở mẹ bầu. Đồng thời cũng khiến thai nhi bị béo phì, mắc các bệnh đường hô hấp, vàng da,… thậm chí còn có thể gây tử vong ngay sau sinh. Tiều đường thai kỳ có thể xuất hiện từ tuần 24 trở đi và được xác định bằng các xét nghiệm máu.

4. Mẹ bầu bị tiền sản giật

Mẹ bầu 3 tháng cuối bị chóng mặt cần cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Đây là một trong những tai biến sản khoa nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng mẹ bầu và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời. Khi thấy mẹ bầu bị chóng mặt kèm các hiện tượng tê phù chân tay, tăng huyết áp, protein trong máu tăng cao,… thì cần được đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị ngay, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hay bị chóng mặt khi mang thai phải làm sao?

Mẹ bầu 3 tháng cuối bị chóng mặt cần cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật

5. Mẹ bầu bị tăng huyết áp

Từ tháng thứ 4 bà bầu bị cóng mặt cũng có thể là dấu hiệu của chứng tăng huyết áp thai kỳ. Nguyên nhân tăng huyết áp thai kỳ là do lượng máu trong cơ thể tăng lên, kích thước thai nhi cũng tăng nhanh chóng, huyết áp tăng khiến mẹ bầu thấy chóng mặt, tim đập nhanh, choáng váng, thậm chí bị ngất xỉu. Tăng huyết áp thai kỳ có thể dẫn tới tiền sản giật, bong nhau non, suy tạng, tai biến mạch máu não,… rất nguy hiểm cho thai kỳ.

Hay bị chóng mặt khi mang thai phải làm sao?

Mẹ bầu hay chóng mặt cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nhiều chị em còn cảm thấy buồn nôn, choáng váng hoặc hoa mắt gây mất thăng bằng, quỵ ngã. Vì thế ngay cả khi mẹ bầu hay bị chóng mặt do các yếu tố sinh lý bình thường thì thường xuyên vẫn tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe thai kỳ, việc cải thiện là rất cần thiết. Vậy bà bầu hay bị chóng mặt khi mang thai phải làm sao?

Cách xử lý khi bà bầu bị chóng mặt

Khi bị chóng mặt mẹ bầu cần:

  • Nhờ người mở hết các cửa để không khí trong phòng được lưu thông, tạo không gian thoáng mát, trong lành. Hoặc nếu có thể thì chậm rãi đi đến nơi có không gian thoáng mát để hô hấp dễ dàng hơn.
  • Nếu không thể di chuyển hoặc làm thoáng không gian ngay lập tức, mẹ bầu cần từ từ ngồi xuống, đầu cúi thấp xuống khoảng trống giữa 2 đầu gối. Không ngồi xuống quá nhanh và đứng lên thật chậm vì đột ngột thay đổi tư thế cũng khiến hiện tượng chóng mặt nghiêm trọng hơn.
  • Nếu có chỗ nằm nghỉ hãy nằm về bên trái thật chậm, không gối đầu để máu di chuyển đến não nhanh hơn.
  • Ăn nhẹ bằng một ít đồ ăn vặt có chứa đường hoặc uống nước trái cây, thậm chí là uống 1 ly nước lọc trong trường hợp không có đồ ăn, thức uống nào cũng giúp mẹ bầu giảm chóng mặt nhanh hơn.
  • Nếu mẹ bầu thấy lâng lâng thì nên tắm nước lạnh.

Cách làm giảm tần suất bà bầu bị chóng mặt

Hay bị chóng mặt khi mang thai phải làm sao?

Uống viên sắt, axit folic để hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ

Để làm giảm số lần bà bầu bị chóng mặt các mẹ cần thực hiện đầy đủ những biện pháp dưới đây:

  • Uống viên sắt bà bầu, axit folic, vitamin B6, B12, C để ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ. Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu sắt và các vi chất tạo máu quan trọng nêu trên như thịt bò, chim bồ câu, tôm, ngao, hàu, bông cải xanh, cải xoăn, quả dâu tây, quả nho, lựu, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, các loại đậu,…
  • Không đứng quá lâu, hãy cố gắng di chuyển chan thường xuyên để tăng cường lưu thông máu. Không đột ngột thay đổi tư thế, đặc biệt là khi đang nằm/ngồi cần ngồi dậy hoặc đứng lên.
  • Không được để quá đói, thay vì ăn 3 bữa chính mẹ bầu có thể ăn thêm các bữa phụ xen kẽ để duy trì đường huyết ở chỉ số lý tưởng.
  • Ăn đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ năng lượng, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Mẹ bầu không nên ăn chay trường vì một số dưỡng chất chỉ có trong các loại thịt cá, điển hình là vitamin B12 – một vi chất quan trọng tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu.
  • Không nằm ngửa, không tắm bằng nước quá nóng, không nằm ngửa và không nên ở quá lâu trong gian phòng có nhiệt độ cao vì đây là những yếu tố làm tình trạng chóng mặt của mẹ bầu thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
  • Mặc quần áo rộng, thấm hút mồ hôi tốt để thân nhiệt không lên quá cao và tăng khả năng tuần hoàn máu.
  • Uống đủ nước để không bị mất nước gây rối loạn điện giải

Trên đây là những hướng dẫn bà bầu chóng mặt khi mang thai phải làm sao để nhanh cải thiện và giảm số lần bị chóng mặt hiệu quả nhất. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết mẹ bầu có thể chủ động ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bị chóng mặt khi mang thai tốt nhất. Chúc các chị em có một thai kỳ mạnh khỏe!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn