Trang chủ » Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

(23/02/2022)

Thời gian ở cữ sản phụ kiêng kỵ không tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hậu sản. Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh là gì? Hướng dẫn các bà mẹ sau sinh ngăn ngừa nguy cơ gặp biến chứng hậu sản, bảo vệ sức khỏe, thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

5 (100%) 5 votes

Vai trò của quá trình ở cữ sau sinh

Mẹ sau sinh cần được ở cữ để có thời gian phục hồi sức khỏe sau quá trình mang thai và sinh nở vất vả, nguy hiểm với nhiều tổn thương. Khi chuyển dạ sản phụ mất rất nhiều năng lượng và bị mất đi khoảng 500 – 1.500ml máu tùy vào phương pháp sinh thường hay sinh mổ. Điều này khiến cơ thể của mẹ sau sinh bị suy yếu, rất dễ bị các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… tấn công, gây nên các biến chứng hậu sản. Vì thế sau sinh sản phụ cần được kiêng cữ, bồi bổ cơ thể, nghỉ ngơi để cơ thể nhanh chóng phục hồi, dân gian ta gọi là ở cữ.

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Mẹ sau sinh cần được ở cữ để có thời gian phục hồi sức khỏe sau quá trình mang thai và sinh nở

Kiêng cữ sau sinh bao lâu? Theo quan niệm dân gian mẹ sau sinh cần được ở cữ trong 100 ngày với những quy định rất nghiêm ngặt, chi tiết như:

  • Phải ở phòng kín, không có gió và ánh sáng trực tiếp
  • Không tắm gội
  • Không nói chuyện với người lạ
  • Không làm việc
  • Không ra ngoài
  • Không được đọc, viết, sử dụng điện thoại,…

Theo quan niệm dân gian, thời gian ở cữ mà không được kiêng đầy đủ sản phụ sẽ bị ốm, đau đầu, đau nhức xương khớp, thị lực suy giảm, nói nhịu,…

Tuy nhiên, theo y học hiện đại, thời gian ở cữ chỉ cần kéo dài trong khoảng 1 tháng với sinh thường và có thể lâu hơn với sinh mổ. Tuy nhiên, trong thời gian ở cữ sản phụ vẫn cần được tắm gội, làm vệ sinh cá nhân, giao tiếp với những người xung quanh như bình thường. Sản phụ chỉ không nên làm việc nặng, tập thể dục với cường độ cao trong thời gian này để cơ thể không bị tổn thương. Sản phụ cũng cần tránh căng thẳng, kiêng quan hệ tình dục để ngăn ngừa những biến chứng hậu sản có thể xảy ra. Khoảng 3 – 7 ngày đầu sau sinh cơ thể vẫn suy yếu, chưa thể tắm gội, sản phụ nên dùng nước ấm để lau người và vệ sinh vùng kín bằng thuốc, dung dịch vệ sinh phụ nữ để tránh nhiễm trùng,…

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Phần trước của bài viết chúng ta đã cùng tìm hiểu kiêng cữ sau sinh có vai trò như thế nào đối với sức khỏe, tốc độ hồi phục của sản phụ. Vậy hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh là gì?

Nếu mẹ sau sinh không thực hiện đầy đủ những việc cần kiêng cữ sau sinh như khuyến cáo của bác sĩ, có thể sẽ gặp những biến chứng hậu sản như sau:

Cơ thể suy nhược, dễ mắc bệnh

Sau sinh sản phụ mất nhiều máu và năng lượng khiến cơ thể suy nhược, khả năng miễn dịch bị suy giảm. Nếu không được nghỉ ngơi, phải làm việc nặng sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, xương khớp, tuần hoàn não,… rất khó hồi phục và ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống sau này.

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Sau sinh sản phụ mất nhiều máu và năng lượng khiến cơ thể suy nhược, khả năng miễn dịch bị suy giảm

Thiếu máu thiếu sắt

Lượng máu mất đi trong quá trình vượt cạn và chảy sản dịch sau sinh khiến mẹ sau sinh bị thiếu máu thiếu sắt. Trong khi đó sắt là thành phần chính trong cấu tạo của hemoglobin, huyết sắc tố có trong hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy cung cấp cho mọi tế bào trong cơ thể, thúc đẩy tiền trình liền sẹo, làm lành vết thương, phục hồi cơ thể diễn ra nhanh hơn. Nếu bị thiếu máu, sức đề kháng của mẹ sau sinh cũng bị suy giảm, làm tăng nguy cơ băng huyết, nhiễm trùng hậu sản,… Ngoài ra thiếu máu cũng là 1 trong các nguyên nhân khiến sản phụ tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Nguy cơ mắc bệnh lý

Khi mang thai bà bầu phải lấy dưỡng chất trong cơ thể để cung cấp cho thai nhi khiến cơ thể có nhiều biến đổi về sinh lý và quá trình trao đổi chất. Sau sinh không được kiêng cữ và không bổ sung đủ canxi cho mẹ sau sinh cũng sẽ làm tăng nguy cơ sản phụ bị mắc các bệnh lý về xương khớp, tiêu hóa, hô hấp,… cùng với nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe. Những biến chứng hậu sản gây bệnh lý cũng xảy ra nhiều hơn ở các sản phụ mang thai sau tuổi 35.

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Mẹ sau sinh uống viên canxi để bổ sung canxi và Vitamin D, hỗ trợ giúp xương chắc khỏe

Sa tử cung

Mẹ không kiêng cữ sau sinh có nguy cơ cao bị sa tử cung (sa dạ con) với những triệu chứng ban đầu là đáu rắt, vùng kín bị đau tức. Đồng thời sản phụ cũng có nhiều bất tiện khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục.

Sa âm đạo, trực tràng

Có thể nói đây là hậu quả nghiêm trọng nhất của việc không kiêng cữ sau sinh đầy đủ. Những mẹ sau sinh làm việc bình thường sớm, lao động nặng nhọc hay tập thể dục cường độ cao khi chưa đủ thời gian ở cữ có nguy cơ bị sa trực tràng, âm đạo rất cao. Biểu hiện ban đầu của biến chứng hậu sản này là cảm giác nặng nề ở hậu môn và âm đạo. Mặc dù những triệu chứng này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày ngay nhưng nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng ngày càng nghiêm trọng khiến khối sa âm đạo, trực tràng mỗi ngày một lớn lên, sản phụ đại tiện rất khó khăn. Thậm chí còn gây ra tình trạng không thể tự chủ việc đại tiện, đau đớn ở khu vực âm đạo. Lúc này sản phụ cần được phẫu thuật mới có thể cải thiện biến chứng.

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Sa âm đạo, trực tràng là hậu quả nghiêm trọng nhất khi sản phụ không được kiêng cữ đầy đủ

Trên đây là những hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh mà chúng tôi đã thống kê và tổng hợp lại. Bên cạnh đó, vẫn còn một số những hậu quả khá phổ biến khác như sản phụ quan hệ tình dục quá sớm còn khiến phần phụ bị tổn thương, chảy máu, nhiễm trùng. Hay những sản phụ sinh nở vào mùa đông không chú ý giữ ấm cơ thể cũng sẽ nhanh chóng cảm thấy cơ thể bị suy nhược, thường xuyên xuất hiện những cơn ớn lạnh. Mẹ sau sinh cần lưu ý thực hiện tốt những kiêng cữ sau sinh được bác sĩ hướng dẫn để bảo vệ sức khỏe bản thân, hỗ trợ cơ thể nhanh chóng phục hồi.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn