Trang chủ » Giải đáp những thắc mắc khó nói sau sinh của mẹ

Giải đáp những thắc mắc khó nói sau sinh của mẹ

(08/03/2017)

Thông thường, các mẹ chỉ tìm hiểu thông tin về quá trình trước và trong khi mang thai mà bỏ quên đi những hiểu biết ở giai đoạn sau sinh. Vậy nên mới có tình trạng sau khi sinh, có những vấn đề thầm kín khiến mẹ khó nói sau sinh, không biết hỏi đâu.

5 (100%) 1 vote

Tại sao mẹ gặp những rắc rối ở hệ thống tiêu hóa?

Mẹ sẽ gặp những triệu chứng khó chịu như cảm thấy đau bụng, bị táo bón, tiểu tiện không kiểm soát hoặc bí tiểu ở ngay những tuần đầu tiên sau sinh. Những cơn đau bụng mẹ gặp thường kèm theo các cơn co thắt khi cho con bú, nguyên nhân là do tử cung của mẹ đang dần co lại để trở về với kích thước ban đầu.

Giải đáp những thắc mắc khó nói sau sinh của mẹ

Táo bón là một trong những triệu chứng dễ gặp ở mẹ sau khi sinh

Việc mẹ bị táo bón sau sinh là rắc rối thường gặp trong vài ngày sau sinh, nhất là với những người sinh mổ. Mẹ nên để ý chế độ ăn uống và có thể dùng thuốc chống táo bón theo chỉ định của bác sĩ.

Cũng nhiều mẹ gặp phải tình trạng bí tiểu do các chỗ rách và đau ở vùng bụng dưới sau sinh có thể làm suy giảm chức năng của bàng quang. Sau khi sinh cũng là lúc các dây chằng ở hông của mẹ yếu hơn, tổn thương cơ hoặc thần kinh trong lúc chuyển dạ khiến khó kiểm soát nước tiểu.

Triệu chứng này sẽ không kéo dài nên mẹ không cần quá lo lắng nhưng nếu thấy dấu hiệu bất thường, mẹ nhớ đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.

Phụ nữ bao lâu sau sinh thì có kinh nguyệt trở lại?

Mỗi người có một cơ địa khác nhau, tình trạng thể chất, tinh thần cũng như điều kiện môi trường sống khác nhau nên không thể nói chính xác về thời gian xuất hiện kinh nguyệt sau khi sinh của mẹ. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể khác hoàn toàn so với chu kỳ trước khi sinh của mẹ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Giải đáp những thắc mắc khó nói sau sinh của mẹ

Kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau 6-8 tuần đối với mẹ không cho con bú và 3-6 tháng với mẹ cho con bú

Trung bình, kì kinh nguyệt đầu tiên sẽ xuất hiện sau 6 – 8 tuần kể từ ngày sinh đối với những mẹ không cho con bú và sẽ từ 3 – 6 tháng với mẹ cho con bú. Nếu sau sinh 2 tháng (với mẹ không cho con bú) hoặc 1 năm (với mẹ cho con bú) mà vẫn chưa thấy kinh nguyệt quay trở lại thì mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.

Sau sinh bao lâu thì được quan hệ tình dục?

Cổ tử cung của mẹ sau sinh để thu nhỏ trở lại sẽ mở to và phải mất 1 – 2 tháng, vậy nên dù mẹ mổ đẻ hay sinh thường cũng đều cần thời gian để cân bằng sức khỏe. Với những sản phụ có sức khỏe tốt sau 6 – 8 tuần đã có thể quan hệ tình dục bình thường trở lại.

Giải đáp những thắc mắc khó nói sau sinh của mẹ

Sau sinh từ 6-8 tuần mẹ và bố có thể gần nhau được rồi nhé

Những mẹ sinh bằng phương pháp mổ đẻ thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi âm đạo không bị tác động và không bị chấn thương cục bộ. Với các mẹ sinh thường, thời gian quan hệ trở lại sẽ lâu hơn bởi mẹ phải đợi cho vết mổ lành.

Vậy nhưng mẹ cần biết rằng, chỉ đến khi bản thân mẹ ổn định tâm lý, thoải mái chia sẻ những rắc rối của mình với để vợ chồng có thể hiểu nhau hơn, mẹ không còn cảm giác tự ti, khó chịu thì lúc ấy mới nên có quan hệ tình dục. Không nên quá nóng vội bởi dễ gây tổn thương đến âm đạo cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc cổ tử cung của mẹ.

Những điều cần biết liên quan đến tâm lý của mẹ

Sau khi sinh, mẹ thường dễ cáu giận, hay quên, dễ xúc động và thường bị mất ngủ. Những triệu chứng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Giải đáp những thắc mắc khó nói sau sinh của mẹ

Thường xuyên bị mất ngủ là một trong những triệu chứng xuất hiện sau sinh

Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi hormone sau sinh cũng như các yếu tố nảy sinh trong quá trình chăm con của mẹ. Những lo lắng, áp lực, buồn tủi cộng thêm đau đớn mẹ phải chịu sau sinh nở khiến mẹ có các ảnh hưởng tâm lý trên.

Gia đình, đặc biệt là người chồng cần chia sẻ và lắng nghe những tâm sự của mẹ, quan tâm mẹ nhiều hơn để giúp mẹ tránh nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Kinh nghiệm về những vấn đề liên quan đến sức khỏe sau sinh

Các triệu chứng như huyết áp tăng, khó thở, đau ngực, sốt cao là những vấn đề sức khỏe mẹ dễ mắc phải sau sinh. Mẹ luôn cần được theo dõi huyết áp trong sáu giờ đầu tiên sau sinh để tránh nguy cơ bị sản giật. Đáng lưu ý hơn là việc nhiễm trùng các vết khâu tử cung sau sinh. Nếu mẹ có dấu hiệu sốt cao, đau tầng sinh môn trầm trọng kèm theo việc đi tiểu đau buốt, có mùi hôi thì mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra rõ nguyên nhân, kịp thời điều trị.

Giải đáp những thắc mắc khó nói sau sinh của mẹ

Mẹ cần được theo dõi huyết áp trong 6 giờ đầu tiên sau khi sinh

Để tránh những nguy cơ có thể xảy ra với mẹ sau sinh, gia đình, đặc biệt là người chồng hãy luôn quan tâm, sẵn sàng lắng nghe tâm sự của mẹ. Bản thân các mẹ cũng cần chia sẻ những băn khoăn, lo lắng, phiền muộn của mình với người thân để tinh thần thoải mái, để niềm vui đón con chào đời được trọn vẹn.

Tổng hợp: Huyền Trang
CHELA FERR FORTE

Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn