Trang chủ » Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là bệnh gì, có nguy hiểm không?

(23/12/2021)

Những đặc điểm trên cơ thể trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Vì thế nhiều bà mẹ lo lắng đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là bệnh gì, có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này.

5 (100%) 1 vote

Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là gì?

Đường gờ trên đầu trẻ là một đường nhô lên, chạy dọc theo đường khớp sọ.

Thực tế, hộp sọ của trẻ không phải là một khối tròn sẵn để chứa não bé, nó là sự gắn kết giữa các mảnh xương với nhau, còn được gọi là đường khớp sọ. Thông thường, các đường khớp sọ sẽ gắn lại với nhau một cách khéo léo, bằng phẳng thì không có đường gờ. Trường hợp những khớp sọ gắn lại không khéo léo, mảnh xương này chồng lên mảnh xương kia (chồng khớp sọ) thì sẽ tạo ra đường gờ.

Đường gờ có tự “biến mất” được không?

Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh không hoàn toàn biến mất mà chỉ tiêu giảm đi vì đây là cấu trúc được cấu tạo nên từ nhiều đường khớp sọ. 

Nhiều ba mẹ cảm thấy sau khi bé lớn hơn thì đường gờ biến mất nhưng thực tế không phải vậy. Bạn có thể không nhìn thấy đường gờ có thể là đường gờ không quá nổi lên mà da đầu bé lại dày lên nên không nhìn ra được hoặc do tóc bé mọc che lấp đi nên theo thời gian ba mẹ không nhìn thấy đường gờ nữa.

Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh xuất hiện do các mảnh xương khớp sọ chồng lên nhau

Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đường gờ của bé thường xuất hiện tại vị trí xương chẩm, nổi lên và mẹ có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được khi sờ vào đầu bé. Sau khoảng 4 tháng hoặc 6 tháng, các đường gờ sẽ mất dần đi, mẹ khó cảm nhận và bé không có biểu hiện gì khác thường thì mẹ có thể yên tâm vì đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh lúc này không phải là bệnh cũng không có gì nguy hiểm cả.

Tuy nhiên, không phải tất cả các đường gờ đều an toàn mà y học vẫn ghi nhận 6/10.000 trường hợp trẻ bị dị tật hẹp sọ hoặc tật dính khớp sọ có liên quan đến đường gờ trên đầu bé. Vì thế, nếu sau khi bé được 6 tháng, đường gờ vẫn hiện rõ ràng và bé có những biểu hiện bất thường thì ba mẹ nên cho con đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất tình trạng sức khỏe của bé.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần biết thêm rằng, trong vòng 12 tháng đầu đời, thể tích não của bé sẽ tăng 1,5 – 2 lần. Việc đóng khớp sọ sớm sẽ làm cho hình dạng hộp sọ của bé biến dạng vì xương không mở rộng bình thường phù hợp với sự phát triển của não. Tình trạng này sẽ chèn ép não bé, gây ra các biến chứng như; thiểu năng trí tuệ, giảm thị lực, nhức đầu và các bệnh liên quan đến thần kinh.

Ngoài ra, sự xuất hiện đường gờ cũng cơ thể là do thiếu canxi và vitamin D. Yếu tố này chỉ được xem là có thể liên quan chứ không rõ ràng.

Do đó, ba mẹ cần quan sát kỹ đường gờ trên đầu bé để đưa con đi khám ngay nếu thấy các biểu hiện bất thường.

Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ khi mang thai để khi sinh ra bé có tiền đề phát triển tốt nhất

Một số bệnh lý có liên quan đến đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh

Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh bất thường có thể liên quan đến một số bệnh sau;

Dính đường khớp sọ 1 bên

Tật này liên quan đến đường khớp sọ bắt đầu từ tai và đi vào khớp dọc. Khi bị đóng đường khớp sọ sớm sẽ dẫn đến tình trạng tật đầu méo, có thể khiến trán bị dẹt một bên, sọ và mũi bị lệch một bên, hốc mắt bên khớp dính bị kéo lên.

Dính đường khớp vành 2 bên

Tình trạng này xảy ra khi cả 2 bên trái phải của đường khớp vành bị dính, gây ra tật đầu ngắn và rộng, trán và cung mày bị dẹt, nâng lên và hõm vào trong.

Dị tật dính đường khớp dọc

Đây là loại dị tật phổ biến nhất liên quan đến đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh. Loại tật này là do hộp sọ không mở rộng sang 2 bên nên phải phát triển về phía trước hoặc phía sau khiến cho đầu biến dạng thành hình thuyền, dài và hẹp ngang.

Dính đường khớp trán

Đầu của em bé bị dính đường khớp trán sẽ có trán nhọn, 2 mắt quá gần nhau, hộp sọ hình tam giác và đặc biệt là đường gờ nổi cao giữa trán.

Dính đường khớp lăm-đa

Tật này là tật méo đầu do tư thế và được đánh giá là nguy hiểm nhất trong các tật dính khớp sọ sớm. Trẻ bị tật dính đường khớp lăm-đa sẽ bị méo một bên sau của đầu, tai lệch ra phía sau và xương chủm bị nhô ra.

Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Phụ nữ nên bổ sung DHA cả trong thai kỳ và giai đoạn sau sinh

Như vậy, đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là một biểu hiện bất thường, sẽ mất dần đi và không có gì nguy hiểm nếu cơ thể bé không có biểu hiện bất thường. Trong trường hợp bé có những biểu hiện bất thường thì nên đưa con đi khám ngay vì có thể liên quan đến các chứng tật nguy hiểm

Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giai đoạn mang thai cũng như sau sinh để cung cấp đủ dinh dưỡng cho em bé phát triển. Mẹ cần lựa chọn các loại viên bổ sung DHA, viên sắt, viên bổ sung canxi uy tín, chất lượng và chính hãng để có thai kì khỏe mạnh, đủ chất mẹ nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn