Trang chủ » Dị tật thai nhi 3 tháng giữa có những loại nào?

Dị tật thai nhi 3 tháng giữa có những loại nào?

(13/01/2022)

Dị tật thai nhi 3 tháng giữa có nguy hiểm không? Có dị tật nào trong giai đoạn này có thể khắc phục hoặc không tạo thành ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe thai nhi hay không? Cách phát hiện dị tật thai nhi trong 3 tháng giữa là gì? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

5 (100%) 6 votes

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa thai kỳ

Trong 3 tháng giữa thai kỳ thai nhi phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và kích thước bụng mẹ bầu cũng tăng nhanh. Lúc này các bộ phận thai nhi bắt đầu hoàn thiện dần, hình thể, não bộ bắt đầu phát triển mạnh, thai nhi cũng đã có thể nghe và nuốt, bắt đầu hình thành thói quen mút tay. Lúc này thai nhi cũng bắt đầu di chuyển và hình thành các chu kỳ ngủ – thức mà mẹ bầu có thể cảm nhận tương đối rõ ràng.

Mặc dù trong 3 tháng giữa mẹ bầu thường cảm thấy dễ chịu, thoải mái nhất trong toàn bộ thai kỳ. Tuy nhiên các biến chứng thai kỳ, bao gồm cả dị tật thai nhi, vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân như:

  • Mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là sắt acid folic
  • Mẹ bầu bị cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ gây biến chứng
  • Mẹ bầu tiếp xúc với hóa chất độc hại, các chất phóng xạ
  • Mẹ bầu hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma túy
  • Mẹ bầu bị béo phì, mắc bệnh lây qua đường sinh dục
  • Mẹ bầu mang thai sau tuổi 35 hay ông bố ngoài 50 tuổi
  • Mẹ bầu tự uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Mẹ bầu bị nhiễm virus
  • Mẹ bầu có tiền sử sinh con bị dị tật, bố hoặc/và mẹ có dị tật di truyền,…

Phát hiện dị tật thai nhi sớm là cách giúp bác sĩ có thể can thiệp kịp thời, phù hợp nhất. Vì thế mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa cần thực hiện khám và xét nghiệm thai kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để tầm soát dị tật thai nhi kịp thời.

Dị tật thai nhi 3 tháng giữa

Mẹ bầu cần bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày ngay từ trước khi mang thai

Dị tật thai nhi 3 tháng giữa có nguy hiểm không?

Để phát hiện dị tật thai nhi 3 tháng giữa nhanh chóng, kịp thời mẹ bầu cần thực hiện khám và xét nghiệm thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Cứ mỗi 2  – 4 tuần mẹ bầu  nên thực hiện khám thai 1 lần. Đồng thời hàng ngày cần bổ sung đủ các dưỡng chất thiết yếu như sắt, axit folic, canxi và DHA bằng viên uống theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, sắt là khoáng chất khó hấp thụ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ bà bầu nên uống sắt trước hay sau khi ăn cũng như các cách hỗ trợ hấp thụ sắt khác.

Các dị tật thai nhi phổ biến ở 3 tháng giữa gồm có:

Dị tật tim bẩm sinh

Dị tật tim bẩm sinh rất nghiêm trọng, trẻ thường xuyên bị bệnh tim đe dọa tính mạng, có tuổi thọ thấp và không thể học tập, lao động như bình thường. Một số trẻ bị thủng lỗ liên thất nhỏ thì có thể tự liền theo thời gian, đa số các dị tật tim khác cần phải phẫu thuật với tỉ lệ thành công không cao và chi phí cực kỳ tốn kém.

Dị tật thai nhi 3 tháng giữa

Dị tật tim bẩm sinh rất nghiêm trọng, cần phải phẫu thuật với tỉ lệ thành công không cao và chi phí cực kỳ tốn kém

Khoèo chân bẩm sinh

Đây là lại dị tật thai nhi chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các dị tật vận động. Bàn chân của trẻ sẽ bị quặt xuống và hướng vào trong hoặc quặt lên và hướng ra ngoài. Tuy nhiên, dị tật thai nhi này có thể chữa trị bằng cách nắn xương chỉnh hình ngay sau khi chào đời.

Lệch lỗ niệu đạo

Lệch lỗ niệu đạo là dị tật chỉ gặp ở các bé trai với hiện tượng lỗ tiểu nằm trên cao hoặc quá thấp, không ở vị trí thông thường. Một số trẻ còn có lỗ tiểu nằm tít phía dưới, sát hậu môn khiến bộ phận sinh dục nhìn tương tự của bé gái. Tuy nhiên, dị tật này có thể phẫu thuật can thiệp mà không để lại bất kỳ di chứng gì. Sau khi phẫu thuật cơ quan sinh dục của trẻ có thể thực hiện đầy đủ các chức năng một cách bình thường.

Sứt môi, hở hàm ếch

Ở Việt Nam, dị tật sứt môi, hở hàm ếch cũng chiếm tỉ lệ khá cao với khoảng 800 – 1.000 trẻ thì có 1 trẻ bị dị tật này. Đây cũng là dị tật có thể dùng phẫu thuật can thiệp và không để lại di chứng nào cho trẻ.

Dị tật thai nhi 3 tháng giữa

Sứt môi, hở hàm ếch có thể phẫu thuật vá liền sau khi trẻ chào đời

Không có hậu môn

Tỉ lệ trẻ bị dị tật không có hậu môn rất thấp – 1/5.000 trẻ – với tình trạng lỗ hậu môn bị bịt kín bởi 1 màng mỏng hoặc ống liên thông giữa ruột già và hậu môn không phát triển. Dị tật này cần được can thiệp sớm bằng phẫu thuật để không gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Dị tật ống thần kinh

Dị tật ống thần kinh thường gây ra những tổn thương hệ thần kinh nghiêm trọng, có thể gây tử vong. Các khuyết tật nghiêm trọng nhất gồm có khuyết não, thoát vị não, nứt đốt sống, não trợ, dị dạng bán cầu não, tràn dịch não, rỗ não,… Hầu hết khuyết tật ống thần kinh là không thể chữa trị và để lại những di chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên mẹ bầu chỉ cần bổ sung đủ axit folic từ trước khi mang thai và trong toàn bộ thai kỳ là có thể ngăn ngừa dị tật ống thần kinh rất hiệu quả.

Dị tật thai nhi 3 tháng giữa có thể phát hiện sớm bằng siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu, chọc dò ối,… Mẹ bầu cần thực hiện khám thai định kỳ đều đặn theo lịch hẹn, đặc biệt là ở tuần thai 18 – 22 là giai đoạn có thể thực hiện xét nghiệm tầm soát dị tật rất quan trọng.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn