Trang chủ » Dây rốn quấn cổ ở tuần bao nhiêu của thai kỳ?

Dây rốn quấn cổ ở tuần bao nhiêu của thai kỳ?

(02/03/2025)

Hiện tượng dây rốn quấn cổ khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên cũng gây ra nhiều mối lo ngại cho các bà bầu vì sợ ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé. Mẹ hãy đọc ngay bài sau để biết dây rốn quấn cổ ở tuần bao nhiêu của thai kỳ và hiện tượng này có nguy hiểm hay không.

Rate this post

Dây rốn quấn cổ ở tuần thứ mấy của thai kỳ?

Dây rốn quấn cổ là tình trạng dây rốn của thai nhi quấn quanh cổ một hay nhiều vòng. Độ dài trung bình của dây rốn khoảng từ 50-60cm, và dây rốn của em bé càng dài thì nguy cơ bị quấn vào cổ, tay hoặc chân của thai nhi càng cao, bị thắt nút càng nhiều. Vậy dây rốn quấn cổ ở tuần bao nhiêu của thai kỳ mẹ biết không? Dây rốn quấn cổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt quá trình mang thai, tuy nhiên thường phổ biến nhất trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Dây rốn quấn cổ ở tuần bao nhiêu của thai kỳ?

Dây rốn quấn cổ thường phổ biến nhất trong 3 tháng cuối thai kỳ

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ có gặp nguy hiểm không?

Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ khiến mẹ rất lo lắng về sức khỏe và sự phát triển của con. Tuy nhiên theo các bác sĩ, hiện tượng dây rốn quấn cổ không quá nguy hiểm như các mẹ nghĩ.

Trên thực tế có tới 1/3 trẻ em trên thế giới sinh ra với dây rốn quấn cổ, trong đó có những bé bị quấn cổ 3-4 vòng. Ngoài ra, thai nhi nhận nguồn dinh dưỡng và oxy thông qua dây rốn chứ không phải qua việc hít thở bằng mũi và miệng, mẹ có thể loại bỏ nỗi lo em bé không thể nạp dinh dưỡng hay không thở được bình thường vì bị dây rốn quấn cổ.

Tuy vậy, hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi cũng cần được theo dõi sát sao bởi nếu trẻ bị quấn cổ nhiều vòng và ở mức độ nghiêm trọng có thể gây ra một số biến chứng nhất định đối với cả mẹ bầu và em bé.

Biến chứng với thai nhi

Thai nhi khi bị dây rốn quấn quanh cổ có thể gặp phải những biến chứng sau:

  • Gặp bất thường về nhịp tim: Tình trạng này thường xảy ra trong quá trình sinh nở, khi các cơn co thắt chuyển dạ của mẹ bầu có thể làm dây rốn siết chặt lại, giảm lưu lượng máu tới cơ thể em bé và làm nhịp tim thai giảm.
  • Giảm sự phát triển của bé: Khi em bé bị dây rốn siết chặt có thể làm cho lưu lượng máu từ mẹ truyền qua thai nhi bị giảm, giảm kali máu, gây thiếu máu và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Dây rốn quấn cổ ở tuần bao nhiêu của thai kỳ?

Thai nhi khi bị dây rốn quấn quanh cổ có thể gặp bất thường về nhịp tim

Biến chứng với mẹ bầu

Mẹ bầu có thai nhi bị dây rốn quấn cổ cũng có thể gặp các biến chứng sau đây:

  • Nguy cơ sinh mổ: Dây rốn quấn cổ nhiều vòng làm thai nhi bị ngửa đầy ra sau, khó sinh qua ngả âm đạo. Để đảm bảo an toàn cho em bé, các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ mổ lấy thai.
  • Ảnh hưởng tới quá trình sinh: Bị dây rốn quẩn cổ, quấn quanh người làm cho thia nhi không thể lọt vào khung xương chậu của mẹ, bị treo lơ lửng giữa chừng, tăng nguy cơ mẹ bị sa dây rốn do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu.. Trường hợp không được cấp cứu kịp thời, mẹ và em bé có thể bị gặp nguy hiểm.

Một số câu hỏi hay gặp về tình trạng dây rốn quấn cổ

Để mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng dây rốn quấn cổ, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp:

  • Dấu hiệu nào cho thấy thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

Thông thường dây rốn quấn cổ không có dấu hiệu nổi bật cần lưu ý, mẹ chỉ có thể phát hiện tình trạng này thông qua siêu âm. Tuy nhiên ở một số trường hợp, mẹ bầu có thể cảm nhận các cử động lạ của thai nhi hoặc thai máy nhiều hơn/ít hơn bình thường.

Dây rốn quấn cổ ở tuần bao nhiêu của thai kỳ?

  • Nguyên nhân nào gây ra tình trạng dây rốn quấn cổ

Nguyên nhân bị dây rốn quấn cổ có thể do thai nhi quay đầu xuống phía dưới tử cung, do cấu trúc của dây rốn kém, dây rốn bị quá dài, bà bầu mang đa thai hay mẹ vận động mạnh thường xuyên.

  • Các bà bầu nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

Các bà bầu có thai nhi bị dây rốn quấn cổ nên tuân thủ lịch tái khám, siêu âm và theo dõi cử động thai máy thường xuyên. Nếu mẹ thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Trong suốt quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà, các bà bầu cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất, kết hợp giữa các loại thực phẩm bổ dưỡng và các viên uống tăng cường vi chất, nhất là viên sắt và canxi cho bà bầu, DHA, axit folic, … Bồi bổ cơ thể với thực đơn đủ chất và sử dụng viên uống đều đặn sẽ giúp thai nhi phát triển tốt, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu của bà bầu cũng như phòng ngừa tình trạng bà bầu thiếu chất và các vấn đề khác có thể gặp phải.

Sắt và canxi cho bà bầu - nhập khẩu từ Châu Âu

Sắt và canxi cho bà bầu – nhập khẩu từ Châu Âu

Hy vọng thông qua bài viết trên, mẹ đã biết được hiện tượng dây rốn quấn cổ ở tuần bao nhiêu và có nguy hiểm hay không. Các bà bầu hãy lưu ý đi khám thai theo lịch để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và sự phát triển của em bé, từ đó có hướng xử lý phù hợp nếu gặp các vấn đề sức khỏe. Mẹ cũng có thể tìm hiểu trước 38 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ và giúp sinh nở thuận lợi trong thời gian tới.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36