Trang chủ » Đau nhức cơ khớp khi mang thai

Đau nhức cơ khớp khi mang thai

(27/11/2017)

Những thay đổi về hormon trong quá trình mang thai và sự phát triển của thai nhi là nguyên nhân gây ra những bệnh liên quan đến cơ xương khớp. Trong số đó, hiện tượng đau nhức cơ khớp ảnh hưởng lớn tới hoạt động hàng ngày cũng như sức khoẻ của mẹ.

5 (100%) 2 votes

Những bệnh liên quan đến cơ xương khớp trong suốt thời kỳ mang thai phải kể đến như: chuột rút, đau vùng thắt lưng, đau cổ tay,… Đó là do lượng canxi trong quá trình mang thai bị thiếu hụt khi được chuyển sang thai để thai có thể phát triển hệ xương ngay từ trong bụng mẹ. Cho nên, bổ sung canxi là rất quan trọng và cần thiết mà mẹ bầu nên làm trong giai đoạn này.

Đau vùng thắt lưng

Khi mang thai, mẹ bầu thường bị đau vùng thắt lưng mà nguyên nhân chính là do những thay đổi về tư thế trong suốt thời kỳ mang thai gây ra. Trọng lượng cơ thể mẹ bầu thay đổi sẽ làm tăng áp lực cho các cơ xương khớp, nhất là phần cột sống.

Bên cạnh đó, thay đổi về cơ thể của mẹ khi mang thai đã khiến các khớp, dây chằng mềm và giãn ra ở vùng chậu hông, khớp mu, khớp cùng – chậu và cùng cụt . Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra sự thay đổi của khung chậu và sự gia tăng độ rộng giúp mẹ bầu vượt cạn dễ dàng hơn. Nhưng vô tình khiến mẹ bị đau nhức khá nhiều, đặc biệt ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Đối với những trường hợp thai to, trong quá trình sinh nở thì thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài, gây ra tổn thương vùng chậu, khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn hơn. Để hạn chế đau vùng thắt lưng, mẹ nên gia tăng vận động nhẹ nhàng, tiến hành massage giảm đau kết hợp với nghỉ ngơi tại chỗ.

Viêm bao gân

Theo Y học, trường hợp mẹ bầu thường thấy đau mỏi cổ tay, ngón tay thì rất có thể vùng chi trên bị viêm mỏm châm quay, mỏm châm trụ, lồi cầu ngoài và trong cánh tay. Còn đối với chi dưới là viêm mấu chuyển lớn và mấu chuyển nhỏ, gân Achille ở gót chân…

Mẹ bầu cần chú ý, tránh các động tác xoắn vặn quá mức cổ tay và ngón tay để phòng tránh bệnh. Mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau dành cho phụ nữ có thai. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần thường xuyên ngâm tay vào nước ấm để mang lại hiệu quả tối ưu.

Cơn tétani do hạ canxi máu

Trong giai đoạn thai nghén, nhiều mẹ bầu nôn nhiều dẫn đến tình trạng mất nước, kiềm hóa kèm theo tình trạng lo lắng là nguyên nhân xuất hiện cơn tétani.

Một trong những dấu hiệu nhận biết chính là hiện tượng bị cảm, nặng nề ở tay, chân,… Hơn nữa, nhiều mẹ bầu còn xuất hiện triệu chứng co cơ đột ngột, nhất là ở bàn tay và ngón tay.

Trong một số trường hợp khác, mẹ bầu còn gặp phải những cơn co thắt cơ trơn dẫn đến tình trạng khó thở do co thắt khí quản hay đau bụng,… Tình trạng này có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Cơn tétani xuất hiện do hạ canxi máu. Cho nên mẹ bầu cần bổ sung lượng canxi thiếu hụt để ngăn ngừa tình trạng này. Bổ sung hàm lượng canxi bằng 2 cách: đó là qua các thực phẩm giàu canxi hay qua thuốc bổ sung canxi.

Mẹ bầu nên làm gì?

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng và cần thiết để mẹ bầu có sức khỏe tốt. Thực đơn của mẹ nên bổ sung những thực phẩm có hàm lượng vitamin C dồi dào như trong các loại rau có màu xanh đậm, quả chín màu vàng, đỏ… Hay thêm các loại thực phẩm nhiều canxi, phốt pho như: cá, cua, tôm, sữa…

 

 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36