(03/07/2024)
Nhiều chị em thường gặp khó khăn trong việc xác định dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai, vì các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của cả hai trạng thái này có thể tương tự nhau. Vậy đau ngực khi mang thai và có kinh là do đâu?
Các triệu chứng chuẩn bị tới kỳ kinh nguyệt có thể rất giống với các triệu chứng của thời kỳ mang thai. Đặc biệt là tình trạng đau ngực ở phụ nữ mang thai và chị em chuẩn bị tới kỳ kinh nguyệt đều xuất phát từ nguyên nhân do sự thay đổi của nội tiết tố estrogen và progesterone tăng lên, khiến các mô ở ngực cương lên.
Tuy nhiên sự khác nhau ở tình trạng này là cảm giác căng tức ngực và đau âm ỉ khi chuẩn bị tới kỳ kinh thường được cải thiện ngay sau khi lượng progesterone giảm xuống và biến mất sau khi kỳ kinh xuất hiện.
Còn đối với tình trạng đau ngực khi mang thai có thể cảm thấy đau và nhạy cảm hoặc mềm khi chạm vào, cũng có thể cảm thấy căng hơn và nặng hơn. Tình trạng này thường xảy ra từ một đến hai tuần khi đã thụ thai và có thể kéo dài một thời gian khi hormone progesterone tăng lên do mang thai.
Đau ngực khi mang thai và có kinh đều do sự thay đổi của nội tiết tố ở phụ nữ
Ngoài tình trạng đau ngực, còn có một số dấu hiệu mang thai trong thời kỳ đầu có thể giống với những dấu hiệu và triệu chứng của thời kỳ sắp có kinh nguyệt. Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến tương tự nhất giữa hai tình trạng này.
Chảy máu âm đạo
Tình trạng có kinh: Tùy vào từng người mà lưu lượng máu sẽ khác nhau. Có thể một số chi em lượng máu ra nhiều hơn rõ dệt và có thể kéo dài tới một tuần
Khi mang thai: Chảy máu âm đạo ở mức độ nhẹ, lượng máu không đủ thấm miếng băng vệ sinh và có màu hồng. Tình trạng này xảy ra vào khoảng thời gian phôi làm tổ vào tử cung trong giai đoạn của thai kỳ.
Trạng thái mệt mỏi
Tình trạng có kinh: Sự mệt mỏi khi có kinh thường nhanh chóng biến mất sau khi giai đoạn này bắt đầu.
Khi mang thai: Mệt mỏi thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn đầu của thai kỳ do lượng hormone progesterone tăng lên khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi. Đồng thời tình trạng này có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Để giúp cơ thể đối phó với tình trạng này, mẹ bầu hãy đảm bảo ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi nhiều hơn.
Cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn
Trạng thái có kinh: Nhiều phụ nữ cảm thấy thèm ăn hơn hoặc tăng cảm giác thèm ăn trước khi bắt đầu kỳ kinh như thèm đồ ngọt, thèm chua… Tuy nhiên cảm giác thèm ăn không xảy ra ở mức độ tương tự như mang thai
Khi mang thai: Đặc điểm điển hình khi mang thai cảm giác thèm ăn thường cụ thể và dữ dội hơn so với dấu hiệu của kỳ kinh. Môt số mẹ bầu có thể ác cảm với một số mùi và vị nhất định, ngay cả những mùi từng thích trước đó. Tình trạng này có thể kéo dài trong suốt thai kỳ.
Cảm giác buồn nôn và nôn
Tình trạng có kinh: Cảm giác này ít khi xảy ra hoặc do một số khó chịu về tiêu hóa dẫn đến buồn nôn.
Khi mang thai: Cơn buồn nôn hoặc nôn thường bắt đầu ở giai đoạn đầu thai kỳ. Có một số mẹ bầu kéo dài tình trạng ốm nghén này trong suốt thai kỳ.
Sự thay đổi tâm trạng
Trạng thái có kinh: Một số chị em có thể dễ nổi giận và cáu kỉnh hoặc cảm thấy dễ khóc hơn trước khi chuẩn bị tới kỳ kinh. Triệu chứng này thường biến mất sau khi bắt đầu có kinh
Khi mang thai: Những thay đổi tâm trạng có thể kéo dài cho tới khi sinh. Do hormone trong cơ thể thay đổi nên mẹ bầu thường có những tâm trạng rất nhạy cảm, có thể dễ khóc và buồn bã, lo lắng và stress hơn. Tình trạng này cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng trầm cảm ở mẹ bầu.
Đau bụng
Đau bụng khi có kinh: Thường có triệu chứng đau bụng dưới rốn và co thắt từng cơn. Tùy vào thể trạng của mỗi người, có người đau ít nhưng cũng có người gặp những cơn đau dữ dội lan tỏa sang cả phầ lưng. Những cơn đau bụng này khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi và suy nhược cơ thể, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…
Khi mang thai: Cảm giác chỉ lệch sang một bên. Điều này phụ thuộc vào vị trí trứng làm tổ ở bên nào của tử cung. Cơn đau ấy có thể không quặn thắt, dữ dội, tỉnh thoảng nhói lên và gây khó chịu.
Chuẩn bị mang thai và giai đoạn đầu thai kỳ rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu có các dấu hiệu nghi ngờ có thai, mẹ nên đến các cơ sở Y tế để được chẩn đoán kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết qua cả chế độ ăn và viên uống sắt, canxi, vitamin tổng hợp không gây táo bón để đảm bảo nhu cầu của cơ thể. Đủ chất là yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ mẹ có sức khỏe tổng thể tốt hơn trong thai kỳ!
Vitamin tổng hợp cho bà bầu nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu
Cùng với những biện pháp trên, các mẹ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lí và hãy tham khảo viên uống vitamin tổng hợp có cần uống thêm sắt và canxi không để đạt hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất!
Bài viết giúp chị em biết được nguyên nhân gây nên trình trạng đau ngực khi mang thai và có kinh, sự giống nhau và khác nhau của hai tình trạng này nhằm giúp chị em có thể phân biệt những dấu hiệu mang thai để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp thai nhi khỏe mạnh hơn nhé.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ