Trang chủ » Dấu hiệu bà bầu bị huyết áp cao trong thai kì

Dấu hiệu bà bầu bị huyết áp cao trong thai kì

(15/05/2022)

Tình trạng tăng huyết áp thai kỳ nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, sản giật, thai nhi có nguy cơ chết lưu hoặc sinh non rất nguy hiểm. Vậy dấu hiệu bà bầu bị huyết áp cao gồm những gì? Làm thế nào để đề phòng tình trạng này?

Rate this post

Dấu hiệu bà bầu bị huyết áp cao trong thai kỳ

Dấu hiệu bà bầu bị huyết áp cao trong thai kì

Chú ý các dấu hiệu bà bầu bị cao huyết áp để đi khám kịp thời

Nguy cơ báo hiệu bà bầu bị huyết áp cao

Dấu hiệu bà bầu bị huyết áp cao có thể đo được chuẩn xác thông qua máy đo huyết áp. Tình trạng bà bầu có nguy cơ bị huyết áp cao khi:

  • Trước khi mang thai mẹ chưa bị tăng huyết áp: Khi có thai, huyết áp tối đa lớn hơn hoặc bằng 140mmHg hoặc huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng  90mmHg thì gọi là tăng huyết áp.
  • Trước khi mang thai mẹ bầu đã bị tăng huyết áp: Khi có thai, huyết áp tối đa tăng lớn hơn 30mmHg hoặc huyết áp tối thiểu tăng lớn hơn hoặc bằng 15 mmHg so với huyết áp trước khi mang thai, thì được coi là tăng huyết áp.

Dấu hiệu bà bầu bị huyết áp cao cần lưu ý

Vào tuần từ 20-24 của thai kỳ, mẹ nên chú ý sức khỏe của bản thân để dễ nhận biết các dấu hiệu bà bầu bị huyết áp cao, đi khám và có hướng điều trị phù hợp kịp thời. Những triệu chứng phổ biến của bệnh cao huyết áp thai kỳ gồm có:

  • Triệu chứng dễ nhận thấy ở bà bầu bị huyết áp cao là tình trạng phù toàn thân, sau khi mẹ nằm nghỉ cũng không thấy hết, ấn xuống da thấy lõm. Dấu hiệu này khác với phù nề sinh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai ở chân, mắt cá chân, khi nằm nghỉ hoặc gác chân lên cao có thấy đỡ.
  • Bà bầu có biểu hiện đau đầu dữ dội và kéo dài, đau như bị đập mạnh vào đầu.
  • Tim đập nhanh, hô hấp khó khăn, cảm giác như đánh trống trong ngực.
  • Cảm thấy hoa mắt chóng mặt, choáng váng.
  • Cân nặng tăng nhanh từ 2-3kg/tuần.
  • Thị lực suy giảm, mắt mờ, mẹ có thể thấy những đốm nhỏ hoặc đèn nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng hoặc bị mất thị lực tạm thời.
  • Tình trạng đau hoặc đau dữ dội vùng thượng vị.
  • Buồn nôn và nôn ói nhiều (khác với nôn do ốm nghén giai đoạn đầu thai kỳ)

Khi mẹ thấy một hoặc nhiều dấu hiệu xuất hiện cần báo ngay cho bác sĩ, bởi các dấu hiệu huyết áp cao có thể chuyển biến thành tiền sản giật bất cứ lúc nào. Xảy ra tiền sản giật đưa mẹ vào tình thế nguy hiểm hơn nhiều bởi bà bầu có thể rơi vào trạng thái hôn mê, phù não, phù phổi cấp tính, xuất huyết não, suy tim, bong nhau non… và gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi.

Phòng tránh cao huyết áp trong thai kỳ thế nào?

Dấu hiệu bà bầu bị huyết áp cao trong thai kì

Đề phòng tình trạng cao huyết áp khi mang thai với chế độ dinh dưỡng khoa học

Phòng tránh tình trạng cao huyết áp đối với phụ nữ có thai là điều rất quan trọng và cần thiết, giúp mẹ trải qua thai kỳ an toàn và khỏe mạnh đón bé yêu chào đời. Một số biện pháp sau rất hữu ích để đề phòng tình trạng cao huyết áp khi mang thai mẹ nên biết:

  • Phương pháp phòng bệnh tối ưu nhất vẫn là theo dõi thường xuyên huyết áp trước và trong khi mẹ mang thai. Nếu thấy huyết áp tăng trước khi mang thai thì cần điều trị ổn định tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Trong thai kỳ, mẹ bầu cần khám thai đều đặn, đo huyết áp và thực hiện các xét nghiệm đầy đủ. Nếu phát hiện tăng huyết áp kèm với đạm trong nước tiểu, bị phù toàn thân thì cần nhanh chóng thực hiện điều trị để tránh dẫn tới tình trạng tiền sản giật.
  • Nếu mẹ bầu bị tăng huyết áp nhẹ, có thể thực hiện nghỉ ngơi nhiều hơn, nên nằm nghiêng bên trái, sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thực hiện chế độ ăn đủ chất với nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin, đạm, các yếu tố vi lượng, các dưỡng chất Omega-3 (DHA, EPA).. Chú ý không nên ăn quá mặn, uống nhiều nước trong ngày.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu hay các chất kích thích trong suốt thai kỳ.
  • Tập thể dục thường xuyên với những bài tập giúp máu lưu thông tốt hơn, kiểm soát tình trạng cân nặng của bản thân.

Dấu hiệu bà bầu bị huyết áp cao trong thai kì

Viên sắt và canxi cho bà bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng

Mẹ bầu bị huyết áp cao trong thai kỳ nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe để được điều trị sớm nếu có bệnh. Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn đủ chất, điều chỉnh lối sinh hoạt lành mạnh để có sức khỏe tốt hơn, mẹ cũng cần đảm bảo cung cấp các vi chất quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, tăng cường sản sinh máu đề phòng thiếu máu khi mang thai bằng thuốc sắt dạng nước cho bà bầu hoặc viên sắt bà bầu trong suốt thai kì.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ canxi trong thai kì. Bởi theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng canxi và áp lực máu có quan hệ ngược chiều. Việc thiếu canxi sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp cho mẹ bầu. Mẹ nên có chế độ ăn đầy đủ canxi và bổ sung viên canxi từ tuần thứ 12 của thai kì.

Mang thai là một hành trình dài và vất vả, theo dõi những dấu hiệu bà bầu bị huyết áp cao trong thai kỳ sẽ giúp mẹ phát hiện sớm tình trạng bệnh để có phương hướng điều trị hiệu quả hơn, đề phòng rủi ro có thể gặp phải với mẹ và thai nhi.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn