(16/02/2025)
Dải sợi ối chỉ các dải xơ buồng ối quấn vào thai nhi, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như khiến thai nhi bị cụt chi, tổn thương não, nội tạng cùng các dị tật khác. Vậy dải sợi ối xuất hiện khi nào và cách xử lý ra sao?
Dải sợi ối còn được gọi là vách ngăn buồng ối (Amniotic Band Syndrome – ABS) là tình trạng bất thường trong thai kỳ khi một hay nhiều sợi dây vắt ngang buồng ối. Những sợi dây ối này có thể quấn chặt vào bộ phận của thai nhi như tứ chi, ngón tay ngón chân, cổ, mặt.. gây ra nhiều dị tật cho thai nhi khi chào đời. Vậy dải sợi ối xuất hiện khi nào?
Hội chứng dải sợi ối có nguy cơ cao xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ do sự ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ. Trên thực tế, hội chứng này khá hiếm gặp, chỉ xảy ra ở khoảng 1/12.000 – 15.000 ca mang thai.
Hội chứng dải sợi ối có nguy cơ cao xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ
Hiện nay các bác sĩ chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng dải sợi ối. Một trong những yếu tố nguy cơ gây ra dải sợi ối là do lớp màng mỏng trong túi ối bị rách, từ đó tạo ra những dải sợi ối trong túi nước ối. Đây là bất thường ngẫu nhiên và không phải do di truyền hay bị chi phối bởi bất cứ yếu tố nào. Việc sinh con với dải sợi ối cũng không ảnh hưởng mẹ mang thai lần tiếp theo, các bà mẹ vẫn có thể sinh ra những em bé khỏe mạnh.
Dải sợi ối nếu là những đoạn căng thì mẹ có thể yên tâm vì không gây ảnh hưởng tới em bé, tuy nhiên nếu dải ối là sợi chỉ trôi tự do thì khả năng chúng sẽ quấn chặt vào các bộ phận của thai nhi, làm cho các bộ phận này không thể lưu thông máu và không phát triển được. Trẻ sinh ra có khả năng bị dính ngón tay, ngón chân, teo tóp chân tay thận chí cụt hẳn các bộ phận. Nếu dải ối quấn vào mặt có thể gây dị dạng gương mặt, sứt môi, hở hàm ếch. Trường hợp xấu nhất dải ối quấn quanh dây rốn và làm cho thai nhi chết lưu trong bụng mẹ.
Dải sợi ối có thể khiến em bé chào đời có ngón tay dính liền nhau hoặc bị cụt chi
Hội chứng dải sợi ối có thể phát hiện thông qua kết quả siêu âm. Hình ảnh siêu âm sẽ cho thấy mức độ ảnh hưởng của dải sợi ối có gây dị tật cho thai nhi không. Do đó, khi gặp hội chứng dải sợi ối, các mẹ bầu cần chú ý theo dõi, kiểm tra để phát hiện bất thường và có kế hoạch điều trị kịp thời.
Với kỹ thuật y học hiện đại, các bác sĩ có thể mở tử cung của người mẹ để cắt các sợi ối quấn vào cơ thể thai nhi, sau đó đặt bé trở lại bụng mẹ và phát triển cho tới khi chào đời. Đây là hướng giải quyết dải sợi ối nghiêm trọng. Nếu trẻ chào đời có tình trạng bị dính ngón, khoèo tay chân, sứt môi, hở hàm ếch, các bác sĩ cũng có cách tiến hành phẫu thuật chỉnh hình để khắc phục các tình trạng trên.
Trong suốt các giai đoạn thai kỳ, bà bầu cần nhớ lịch khám thai định kỳ nhất là các mốc khám thai quan trọng đầu tiên để phát hiện dị tật bẩm sinh.
Ngoài ra, để trải qua thai kỳ khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của em bé, bà bầu cũng cần ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ sắt và canxi cho bà bầu, DHA, axit folic, … Chế độ dinh dưỡng đủ chất không chỉ đảm bảo sức khỏe của mẹ trong thai kỳ mà còn hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi!
Sắt và canxi cho bà bầu – nhập khẩu từ Châu Âu
Biết được thời gian dải sợi ối xuất hiện khi nào sẽ giúp mẹ chuẩn bị kĩ hơn và ghi nhớ mốc khám thai quan trọng này. Phát hiện sớm hội chứng dải sợi ối sẽ giúp mẹ có các biện pháp khắc phục hiệu quả để phòng tránh các biến chứng gặp phải trong thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà, hãy quan tâm đến thời gian có bầu mấy tháng uống sắt và canxi để bổ sung vi chất đúng cách, phòng tránh dị tật thai nhi hiệu quả.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ