Trang chủ » Có thai 39 tuần đau 2 bên háng có phải sắp sinh không?

Có thai 39 tuần đau 2 bên háng có phải sắp sinh không?

(07/04/2022)

39 tuần là giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng sức khỏe, tâm lý, tài chính và đồ dùng lúc sinh vì em bé có thể chào đời bất cứ lúc nào. Có thai 39 tuần đau 2 bên háng có phải sắp sinh không? Mẹ bầu cần làm gì khi thấy 2 bên háng bị đau?

5 (100%) 4 votes

Có thai 39 tuần đau 2 bên háng có phải sắp sinh không?

Có thai 39 tuần đau 2 bên háng có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp sinh nở. Nguyên nhân vì cuối thai kỳ, hormone ralaxin làm giãn các dây chằng khớp xương khiến chúng trở nên mềm, lỏng hơn so với những giai đoạn trước đó. Đồng thời, càng cận ngày sinh em bé sẽ càng di chuyển xuống thấp hơn, khu vực xương chậu sẽ giãn nở nhiều hơn để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới của mẹ bầu. Trọng lượng thai nhi và mẹ bầu cũng tăng lên khiến áp lực lên xương chậu mỗi ngày một lớn khiến mẹ bầu 39 tuần bị đau háng.

Thai phụ ít vận động, không bổ sung đầy đủ sắt và canxi cho bà bầu sẽ có cảm giác đau nhiều hơn so với mẹ bầu thường xuyên vận động cơ thể và uống viên sắt, canxi hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Biểu hiện rõ rệt nhất là cơn đau xuất hiện tại khu vực xương mu và 2 bên háng ban đầu chỉ đau âm ỉ rồi tăng nặng dần đến mức đau dữ dội, một số mẹ bầu bị đau nghiêm trọng đến mức đầu gối và bàn chân cũng bị những cơn đau tác động đến. Cơn đau háng sẽ tăng nặng hơn vào ban đêm, mẹ có thể cảm nhận rõ ràng vào những lúc di chuyển, trở mình hay ngồi dậy. Nhiều mẹ còn nghe thấy với tiếng động phát ra từ 2 bên háng và xương mu.

Có thai 39 tuần đau 2 bên háng có phải sắp sinh không?

Đau 2 bên háng khi mang thai tuần 39 có thể là dấu hiệu chuyển dạ ở mẹ bầu

Có thai 39 tuần đau 2 bên hàng là dấu hiệu chuyển dạ nếu đi kèm các hiện tượng như:

  • Bụng bầu sa xuống thấp
  • Mẹ bầu không tăng cân nữa
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, muốn được nằm nghỉ
  • Thường xuyên bị chuột rút và đau nhức lưng
  • Cảm nhận được các khớp giãn dần ra
  • Dịch nhầy âm đạo có màu sắc khác thường và thay đổi độ kết dính
  • Xuất hiện cơn đau bụng dưới mỗi ngày 1 nhiều, cảm giác đau cũng dữ dội hơn
  • Vỡ nước ối

Làm thế nào để mẹ bầu bớt đau 2 bên háng khi sắp sinh?

Để giảm cơn đau háng khi chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh nở mẹ bầu cần:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, thả lỏng cơ thể, hạn chế đi lại để thư giãn toàn thân. Khi làm việc có thể sử dụng đai đeo để nâng đỡ bụng bầu, giảm áp lực cho xương chậu, khớp háng
  • Không nên ngồi xổm, không kéo mạnh để vùng xương chậu, xương mu không bị chịu thêm áp lực. Ngồi dúng tư thế để hạn chế nguy cơ khớp xương bị tổn thương.
  • Chườm nóng vùng bị đau để giảm bớt cơn đau
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất bằng chế độ ăn đa dạng, phong phú, giàu dinh dưỡng, uống các loại vitamin bà bầu đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ bầu cũng có thể tìm hiểu mang thai 39 tuần làm gì để nhanh chuyển dạ, để rút ngắn thời gian bị đau cũng như cảm giác đau đớn, khó chịu phổ biến ở những ngày cuối thai kỳ.
  • Vận động nhẹ nhàng, vừa sức, sử dụng giày mềm đế thấp khi di chuyển giúp giảm đau 2 bên háng hiệu quả.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, uống viên sắt và canxi giúp mẹ bầu tuần 39 giảm cơn đau khớp háng

Viên sắt và cani cho bà bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng

Các nguyên nhân khác khiến mẹ bầu mang thai 39 tuần đau 2 bên háng

Bên cạnh dấu hiệu chuyển dạ, bà bầu 39 tuần bị đau 2 bên háng còn do các nguyên nhân khác như:

  • Mẹ bầu tăng cân quá nhiều, một số bà bầu tăng 15 – 20kg khiến hệ thống xương khớp phải chịu áp lực lớn gây đau nhức cho khớp háng, đầu gối và cột sống.
  • Làm việc quá sức, không được nghỉ ngơi đầy đủ cũng kích thích các cơn đau xuất hiện ở khớp háng.
  • Thiếu canxi do chế độ ăn nghèo canxi hoặc bà bầu không uống viên canxi khiến cơ thể thai phụ lấy canxi từ xương mẹ để cung cấp cho thai nhi. Do đó bà bầu cũng bị yếu xương gây đau khớp háng, đau lưng, tê bì chân tay, chuột rút, mất ngủ,…
  • Mẹ bầu mắc bệnh xương khớp như viêm khớp háng, có thể bị trước hoặc trong thai kỳ do vận động sai cách, thừa cân, chấn thương, nhiễm khuẩn,… với các dấu hiệu điển hình như nóng đỏ khớp, sưng đau, cứng khớp khi ngủ dậy, đau khớp háng dữ dội khi vận động. Mẹ bầu cũng có thể bị thoái hóa khớp háng, căn bệnh phổ biến hơn ở những người lớn tuổi với những triệu chứng như di chuyển khó khăn, khớp háng phát ra tiếng khi di chuyển. Tình trạng này xảy ra do lớp sụn bảo vệ khớp bị tổn thương, càng cuối thai kỳ cơn đau sẽ càng trở nên dữ dội hơn. Thoát vị đĩa đệm cũng là nguyên nhân khiến cho càng về cuối thai kỳ cơn đau của bà bầu càng trở nên nghiêm trọng hơn. Cơn đau xuất hiện đàu tiên ở lưng dưới và lan dần xuống khớp háng, xương chậu, đầu gối và bàn chân khiến mẹ bầu khó đi lại.

Có thai 39 tuần đau 2 bên háng có phải sắp sinh không?

Mẹ bầu béo phì, thừa cân là 1 trong các nguyên nhân gây đau 2 bên háng

Có thai 39 tuần đau 2 bên háng có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp chuyển dạ nếu đi kèm một số dấu hiệu chuyển dạ khác như đau bụng dưới, vỡ ối,… Tuy nhiên, nếu mẹ bầu mắc bệnh xương khớp thì đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp háng với cơn đau mỗi ngày một nghiêm trọng hơn vào những ngày cuối thai kỳ.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn