Trang chủ » Có bầu bụng trên là như thế nào?

Có bầu bụng trên là như thế nào?

(25/11/2021)

Khi mang thai, mẹ bé thường nghe nhiều về bầu bụng trên và bầu bụng dưới. Mẹ bé có biết có bầu bụng trên là như thế nào? Để được giải thích kỹ càng và hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bé chớ bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Rate this post

Có bầu bụng trên là như thế nào?

Giúp mẹ bé hiểu có bầu bụng trên là như thế nào, bầu bụng trên là hình dáng bụng bầu của mẹ cao hơn so với phụ nữ mang thai khác. Mang thai bụng trên đơn giản cho mẹ bé biết vị trí làm tổ của thai nhi trong tử cung và cơ bụng của mẹ. Bầu bụng trên là tình trạng phổ biến dễ gặp và không ảnh hưởng đến sức khỏe hay giới tính của bé.

Mẹ bé mang bầu bụng trên có ưu và nhược điểm:

  • Ưu điểm:

So với bầu bụng dưới, mẹ bầu bụng trên sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Khi em bé lớn dần và cho đến cuối thai kỳ, mẹ bé vẫn có thể vận động dễ dàng, không bị quá nặng nề hay chật vật trong đi đứng.

  • Nhược điểm:

Bụng bầu ở vị trí cao hơn bình thường nên càng về giai đoạn sau em bé lớn nhanh sẽ gây ra chèn ép ở tử cung lên cơ hoành, tác động đến quá trình thông khí vào phổi của mẹ. Mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy khó khăn hơn khi thở, nhất là ở những ngày cuối thai kỳ.

Có bầu bụng trên là như thế nào?

Bầu bụng trên là hình dáng bụng bầu của mẹ cao hơn so với phụ nữ có thai khác

Bầu bụng trên nên làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh?

Biết được có bầu bụng trên là như thế nào, mẹ bé cũng nên quan tâm vấn đề bổ sung dinh dưỡng để có thai kỳ khỏe mạnh. Hướng dẫn mẹ bầu chăm sóc, bồi bổ cơ thể đầy đủ dưỡng chất.

Bổ sung dưỡng chất bằng thực phẩm khi bầu bụng trên

Chế độ ăn hàng ngày là một trong các yếu tố quyết định sự phát triển toàn diện của thai nhi. Mẹ cần lưu ý ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất thiết yếu như: sắt và canxi, axit folic, DHA,…

Một số thực phẩm mẹ bé nên ăn trong thời gian mang thai:

  • Thịt đỏ, thịt bò: Bổ sung hàm lượng sắt, axit folic, vitamin nhóm B dồi dào góp phần tham gia vào quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt khi mang thai.

  • Rau màu xanh đậm: Rau bina, rau chân vịt, bông cải xanh,…vừa giúp bổ sung sắt, axit folic vừa tăng lượng chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, tránh táo bón.

  • Trứng gà: Lòng đỏ trứng gà đặc biệt tốt khi mẹ ăn 3-4 quả trứng/tuần. Mỗi lòng đỏ trứng gà bổ sung cho mẹ khoảng 22mg canxi cùng với DHA, protein phong phú.

  • Các loại hạt và đậu: Đậu phụ, hạnh nhân, óc chó, hạt vừng,…đều chứa hàm lượng canxi khá lớn.

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Bổ sung đa dạng dưỡng chất có lợi cho sức khỏe mẹ và bé.

  • Trái cây, quả họ cam, quýt: Cam là loại quả giàu vitamin C, axit folic, chất xơ và chất chống oxy hóa. Vitamin C tăng sức khỏe hệ miễn dịch, làm đẹp da và tăng khả năng hấp thụ sắt.

Có bầu bụng trên là như thế nào?

Mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học khi mang thai bụng trên để mẹ và bé khỏe

Bổ sung dưỡng chất bằng viên uống khi bầu bụng trên

Ngoài xây dựng chế độ ăn khoa học, mẹ cũng cần sử dụng thêm viên uống bổ sung một số vi chất thiết yếu với hàm lượng cao mà ăn uống khó đảm bảo đủ như sắt, canxi, DHA,…

Hàm lượng sắt mẹ cần bổ sung khi có em bé là 30-60mg/ngày, canxi là 800-1500mg/ngày tùy theo giai đoạn, axit folic là 400-600mcg/ngày và ít nhất 100-200mg DHA mỗi ngày. Do đó, khi sử dụng viên canxi, DHA và sắt cho bà bầu mẹ bé cần nhờ sự tư vấn của bác sĩ lựa chọn viên uống với liều lượng phù hợp tránh bổ sung thừa hoặc thiếu.

Mẹ bé nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm hữu cơ chính hãng tại nơi uy tín, chất lượng và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, có pháp nhân đứng ra đảm bảo quyền lợi. Bên cạnh đó, mẹ cần nghe theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ bổ sung đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất trong khi sử dụng.

Có bầu bụng trên là như thế nào?

Viên bổ sung dưỡng chất cho bà bầu nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt khi bầu bụng trên

Hiểu được đặc tính có bầu bụng trên là như thế nào, mẹ bé cũng nên xây dựng thói quen sinh hoạt tốt để tăng sức khỏe thai kỳ. Mẹ bầu duy trì thói quen sau:

  • Ngủ sớm dậy sớm, không thức khuya dậy muộn.

  • Tâm lý thoải mái, không nóng giận, cáu gắt.

  • Bầu bụng trên thường không nặng nề nên mẹ có thể tập những bài yoga cho bà bầu, tập thể dục nhẹ nhàng.

  • Bỏ sử dụng đồ uống có gas, cà phê, rượu, bia, chất kích thích,…vì có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

  • Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Bài viết trên đã giúp mẹ bé biết có bầu bụng trên là như thế nào và hướng dẫn mẹ chăm sóc sức khỏe để có thai kỳ khỏe mạnh. Chúc mẹ vượt cạn thành công và em bé sinh ra lớn khôn toàn diện!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn