Trang chủ » Chuột rút xương chậu khi mang thai là bị làm sao?

Chuột rút xương chậu khi mang thai là bị làm sao?

(12/05/2022)

Chuột rút là tình trạng phổ biến khi mang thai, các vị trí bà bầu bị chuột rút phổ biến là bắp chân, bàn chân, bụng, xương chậu,… khiến bà bầu bị đau đớn, không cử động được. Chuột rút xương chậu khi mang thai là bị làm sao?

Rate this post

Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút xương chậu khi mang thai

Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút xương chậu khi mang thai. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị chuột rút xương chậu mà chúng tôi đã tổng hợp và thống kê lại.

Chuột rút xương chậu khi mang thai là bị làm sao?

Nồng độ hormone relaxin tăng cao khiến các khớp xương chậu lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây chuột rút

Cụ thể như sau:

  • Nồng độ hormone relaxin tăng cao: Khi mang thai nồng độ relaxin của bà bầu tăng cao để làm mềm và giúp các dây chằng giãn ra, chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Tuy nhiên điều này cũng khiến các khớp xương chậu bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây chuột rút xương chậu
  • Bà bầu bị ốm nghén: Ốm nghén gây nôn ói thường xuyên khiến bà bầu bị mất nước, rối loạn điện giải và dưỡng chất. Đồng thời khiến các cơ bị căng cứng, gây nên tình trạng chuột rút, trong đó có chuột rút xương chậu.
  • Bà bầu gặp các vấn đề tiêu hóa: Bà bầu bị táo bón, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, sỏi thận,… hay các vấn đề ở bàng quang cũng làm tăng nguy cơ bị chuột rút.
  • Tử cung mở rộng: Để có chỗ cho thai nhi tử cung của bà bầu phải mở rộng ra, kéo theo các dây chằng bị căng lên. Đồng thời các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, đau nhức, chuột rút xương chậu.
  • Thiếu canxi và các chất điện giải: Không bổ sung canxi cho bà bầu đầy đủ hoặc không được cung cấp đủ magie, kali trong các bữa ăn hàng ngày, không uống đủ nước là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chuột rút xương chậu khi mang thai.
  • Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục khi mang thai không đúng cách có thể khiến các tĩnh mạch, nhóm cơ bị căng lên và tổn thương gây chuột rút xương chậu.

Phần lớn hiện tượng chuột rút khi mang thai là do những yếu tố sinh lý. Tuy nhiên, hiện tượng chuột rút xương chậu cũng có thể là dấu hiệu của biến chứng thai kỳ, bà bầu cần được khám thai định kỳ để can thiệp kịp thời trong những trường hợp cần thiết. Đặc biệt những bà bầu có tiền sử bị sảy thai hay gặp khó khăn trong việc mang thai cần đặc biệt chú ý khi bị chuột rút xương chậu.

Khi nào bà bầu bị chuột rút xương chậu cần đi khám?

Bà bầu bị chuột rút xương chậu cần đi khám khi:

  • Cảm thấy lo lắng thì nên đi kiểm tra cho an tâm
  • Bị chảy máu âm đạo, nổi mụn mỗi lúc một nhiều hơn
  • Bị đau mạnh trên bụng hoặc đỉnh vai
  • Thân nhiệt tăng cao, mỏi mệt, cơ thể suy yếu
  • Tiểu tiện khó khăn

Chuột rút xương chậu khi mang thai là bị làm sao?

Bà bầu bị chuột rút xương chậu kèm chảy máu âm đạo cần đi khám ngay

Chuột rút xương chậu khi mang thai có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là là dấu hiệu sảy thai, sinh non. Theo thống kê, có 4 ca bà bầu bị chuột rút xương chậu thì có 1 ca bị sảy thai. Nguyên nhân chủ yếu vì sự đột biến của các nhiễm sắc thể, trứng thụ tinh trong xương chậu hoặc mang thai ngoài tử cung. Ngay khi có hiện tượng chuột rút xương chậu kèm dấu hiệu bất thường bà bầu cần đi khám ngay để bác sĩ khám, điều trị và can thiệp kịp thời, đảm bảo an toàn cho bà bầu và thai nhi.

Cách phòng ngừa chuột rút khi mang thai

Chuột rút xương chậu khi mang thai là bị làm sao?

Bổ sung canxi cho bà bầu, hỗ trợ giúp xương chắc khỏe

Để phòng ngừa tình trạng chuột rút xương chậu khi mang thai bà bầu nên:

  • Thường xuyên thay đổi tư thế, không ngồi 1 tư thế lâu hơn 30p mỗi lần.
  • Làm việc ở tư thế ngồi, bao gồm cả các việc nhà, sinh hoạt ngày thường,…
  • Tư thế đứng cân bằng, lực dồn đều lên 2 chân, không đứng bằng 1 chân hay đứng vắt chéo chân
  • Vận động, di chuyển nhẹ nhàng, không làm việc hay mang vác vật nặng
  • Cố gắng giữ cho 2 đầu gối không cách nhau quá xa
  • Leo cầu thang bộ từng bậc 1, chân khỏe hơn bước lên trước, không nên đi cầu thang bộ quá nhiều
  • Tư thế nằm thoải mái, hạn chế gây đau. Khi thay đổi tư thế nên để 2 đầu gối chân cùng di chuyển
  • Dùng gối ôm hoặc gối cho bà bầu để tạo cảm giác thoải mái khi nằm
  • Uống viên sắt và canxi hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường lưu thông máu, nâng cao sức khỏe xương khớp. Lưu ý uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày để tối ưu khả năng hấp thụ sắt và canxi. Thời điểm uống sắt và canxi tốt nhất là uống canxi sau bữa sáng 1h, uống sắt sau uống canxi 1 – 2h.

Bà bầu bị chuột rút xương chậu phần lớn là do các yếu tố sinh lý gây nên, không gây nguy hiểm cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị chuột rút xương chậu đi kèm những dấu hiệu bất thường thì cần đi khám ngay để đảm bảo an toàn cho bà bầu và thai nhi.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn