Trang chủ » Chửa bụng trên là như thế nào?

Chửa bụng trên là như thế nào?

(30/11/2021)

Chửa bụng trên là như thế nào? Vị trí mang bầu này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi không? Tìm hiểu về vị trí mang thai bụng trên và những thông tin có ích về quá trình thai sản cho các chị em chuẩn bị mang thai.

Rate this post

Chửa bụng trên là như thế nào?

Chửa bụng trên là trường hợp phần bụng bầu nằm ở vị trí cao hơn bình thường khi so sánh với nhiều mẹ bầu khác. Việc chửa bụng trên hay dưới phụ thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ bầu và  vị trí của thai nhi nằm trong tử cung. Điều này hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Mẹ bầu không nên cảm thấy lo lắng khi mình chửa bụng trên vì vị trí mang bầu này thậm chí còn giúp mẹ bầu có thể đi lại dễ dàng thoải mái hơn nếu so sánh với các mẹ bầu chửa bụng dưới. Với những mẹ bầu có thể hình thấp bé vị trí mang bầu này giúp các chị em đi lại thuận tiện và đỡ bị mất sức hơn rất nhiều so với bị trí mang bầu bụng dưới.

Nhiều người có quan niệm rằng chửa bụng trên thường là mang thai con gái. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào chứng minh nhận định này đúng. Ngoài ra hình dáng của bụng bầu không ảnh hưởng đến giới tính của thai nhi. Vì thế chửa bụng trên hay dưới hoàn toàn không phải là căn cứ để xác định giới tính của thai nhi.

Chửa bụng trên là như thế nào?

Chửa bụng trên là trường hợp phần bụng bầu nằm ở vị trí cao hơn bình thường khi so sánh với nhiều mẹ bầu khác

Một số thông tin mẹ bầu có thể tham khảo về vị trí chửa bụng trên

Nhiều người cho rằng chửa bụng trên khiến bà bầu khó thở hơn so với chửa bụng dưới. Hiện tượng khó thở khi mang thai là phổ biến ở nhiều mẹ bầu bao gồm cả mang thai bụng trên hay bụng dưới và là hiện tượng hết sức bình thường. Nguyên nhân vì sự thay đổi của hormone, sự phát triển của kích thước tử cung, cơ thể suy nhược, thiếu máu thai kỳ,… khiến mẹ bầu thường cảm thấy chóng mặt, khó thở. Hiện tượng này thường xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên, khi cơ thể mẹ bầu chưa kịp thích nghi với việc mang thai. Tuy nhiên những bà bầu chửa bụng trên có hiện tượng khó thở kéo dài trong những giai đoạn sau của thai kỳ có thể vì bụng bầu ở vị trí cao hơn bình thường khiến tử cung chèn vào cơ hoành (màng ngăn giữa phổi và ổ bụng) khiến bà bầu bị khó thở.

Theo quan niệm dân gian chửa bụng trên thường khó sinh hơn so với chửa bụng dưới. Thực tế việc sinh khó hay dễ không phụ thuộc vào ví trí mẹ bầu bụng trên hay bụng dưới mà phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ và độ mở của tử cung. Vào giai đoạn sắp sinh mẹ bầu cần chú ý vị trí của bụng để có thể dự đoán thời gian dự sinh tương đối chính xác. Bụng bầu sẽ tụt xuống vị trí thấp hơn so với ban đầu từ 2 – 4 tuần với bà mẹ sinh con so và 2 – 3 tuần đối với bà mẹ sinh con dạ. Vào khoảng thời gian này nếu mẹ thấy bụng tụt xuống thấp hơn là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu chuẩn bị chuyển dạ.

Chửa bụng trên là như thế nào?

Việc sinh khó hay dễ không phụ thuộc vào ví trí mẹ mang thai bụng trên hay bụng dưới mà phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ và độ mở của tử cung

Mẹ bầu nên làm gì khi chửa bụng trên?

Việc chửa bụng trên hay bụng dưới không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, để có thai kỳ khỏe mạnh và có thể hỗ trợ thai nhi phát triển tốt nhất mẹ bầu cần thực hiện những điều sau:

  • Uống viên bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ, viên canxi giúp thai nhi cao lớn khỏe mạnh, giảm nguy cơ mẹ bầu bị yếu xương, viên DHA giúp thai nhi có chỉ số IQ cao và thị lực tốt theo hướng dân cảu bác sĩ. Đây là những vi chất thiết yếu, mẹ bầu cần được cung cấp với hàm lượng cao mới đáp ứng đủ nhu cầu của bà mẹ và thai nhi.
  • Có chế độ ăn khoa học, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết bằng cách ăn đa dạng thực phẩm giàu dưỡng chất như cá, thịt, trứng sữa, rau, củ, quả, các loại hạt, ngũ cốc,… Lưu ý ăn đầy dủ 4 nhóm chất chính gồm có protein, chất béo, chất xơ, tinh bột. Tuy nhiên mẹ bầu không nên ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, không nên quá lo lắng. Có thể thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với chồng, bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… để nhận được sự quan tâm, giúp đỡ khi cần thiết
  • Luyện tập, vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thai kỳ như đi bộ, đạp xe, tập yoga, bơi lội,… Không nên nằm quá nhiều trừ những bà bầu có sức khỏe yếu, có tiền sử sinh non, sảy thai mà bác sĩ khuyên hạn chế đi lại, vận động.
  • Khám và làm xét nghiệm thai kỳ định kỳ, đầy đủ để theo dõi sát sao sức khỏe và quá trình phát triển của thai nhi để phát hiện và xử lý kịp thời những biến chứng có thể có trong thai kỳ.

Chửa bụng trên là như thế nào?

Uống viên sắt cho bà bầu ngay từ đầu thai kì 

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chửa bụng trên là như thế nào, những ảnh hưởng của vị trí mang thai đối với sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Có thể nói vị trí mang thai hầu như không có ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe thai kỳ. Để mẹ bầu có sức khỏe tốt, thai nhi phát triển toàn diện mẹ cần bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng bằng thực phẩm và các loại viên uống vitamin cho bà bầu mà bác sĩ chỉ định.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn