Trang chủ » Chú ý trong chế độ ăn 3 tháng đầu thai kỳ

Chú ý trong chế độ ăn 3 tháng đầu thai kỳ

(29/03/2023)

Khi mang thai không phải cứ ăn thật nhiều là tốt mà cần có chế độ ăn hợp lí, cân đối phù hợp với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn thai kỳ. Những chú ý trong chế độ ăn 3 tháng đầu thai kỳ mẹ nên biết.

Rate this post

Chú ý trong chế độ ăn 3 tháng đầu thai kỳ

Chế độ ăn 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng bởi đây là giai đoạn quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi trong 6 tháng tiếp theo. Nếu như mẹ ăn uống không đúng cách sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ và thai nhi sau này. Những chú ý mẹ không nên bỏ qua như:

Chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày

Khi mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ có thể gặp phải tình trạng ốm nghén, buồn nôn, chán ăn khiến mẹ bầu sẽ khó có thể ăn nhiều trong một hai bữa chính. Chính vì vậy, trong giai đoạn này mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ khoảng 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Mẹ nên ăn các bữa phụ xen kẽ các bữa chính để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa và giảm cảm giác nghén nhé.

Chú ý trong chế độ ăn 3 tháng đầu thai kỳ

Bà bầu 3 tháng đầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Không cần ăn uống quá nhiều

Không phải cứ ăn nhiều là sẽ đủ các chất cần thiết cho mẹ và bé. Mỗi giai đoạn thai kỳ cơ thể có nhu cầu khác nhau về dinh dưỡng trong đó 3 tháng đầu thai nhi vẫn còn rất nhỏ bé do đó mẹ chỉ nên ăn lượng phù hợp, không nên cố ăn quá nhiều.

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên cung cấp quá nhiều calo, lượng calo mỗi ngày cho 3 tháng tiếp theo là 300calo và tăng dần vào các tháng tiếp theo.

Bổ sung đầy đủ sắt và axit folic

Ăn uống đa dạng các thực phẩm để bổ sung đa dạng các dưỡng chất là điều mẹ bầu 3 tháng đầu cần chú ý. Chế độ ăn 3 tháng đầu thai kỳ cần bổ sung những chất thiết yếu như protein, Vitamin A, C, kẽm, magie, sắt, canxi, DHA, axit folic…

Trong đó bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu là bộ đôi dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này. Sắt có vai trò vận chuyển oxy cho thai nhi, giúp não bộ của bé phát triển một cách ổn định, giúp tăng cường sức đề kháng của mẹ và bé. Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh và đốt sống của thai nhi. Mẹ nên ăn thêm các thực phẩm giàu sắt và axit folic kết hợp các viên uống nhé.

Viên sắt cho bà bầu - Nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Viên sắt và axit folic cho bà bầu nhập khẩu từ Châu Âu

Tránh ăn thức ăn gây co bóp tử cung

Chú ý quan trọng trong chế độ ăn 3 tháng đầu thai kỳ là không ăn rau răm, rau ngải cứu, rau ngót, hay rau sam, đu đủ xanh… bởi đây là những loại rau có khả năng làm trơn, co thắt cổ tử cung khiến sảy thai hoặc nhẹ hơn là gây nóng trong và táo bón cho bà bầu

Hạn chế thực phẩm có hại cho thai nhi 

Các loại hải sản sống, đồ chưa được nấu chín như gỏi, đồ tái, pate, sữa chua chưa tiệt trùng… đều nên tránh trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể chứa vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, các loại thực phẩm có hại cho thai nhi như đồ uống chứa caffeine, hoặc các loại bia rượu có nguy cơ gây dị tật cho thai nhi cũng nên tránh trong giai đoạn này.

Chú ý trong chế độ ăn 3 tháng đầu thai kỳ

Cần tránh tuyệt đối rượu bia trong 3 tháng đầu và suốt thai kỳ

Bà bầu nên tăng bao nhiêu cân trong 3 tháng đầu?

Trong thời gian mang thai, nguồn dưỡng chất cung cấp cho thai nhi là 100% lấy từ mẹ bầu do đó chế độ ăn của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Trong 3 tháng đầu, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống cân đối, hợp lí để vừa đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất ngày càng cao vừa kiểm soát tốt cân nặng.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên tăng tổng cộng 1,5 – 2,3 kg (khoảng 450 – 700g mỗi tháng). Mẹ chỉ cần bổ sung đều đặn các dưỡng chất cần thiết như chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất chứ không cần cố ăn quá nhiều như nhiều người lầm tưởng.

Bên cạnh đó, có nhiều mẹ bầu lại sụt cân trong 3 tháng đầu cũng không có gì đáng ngại. Bởi giai đoạn này, phôi thai được hình thành, sự phân chia tế bào đang diễn ra mạnh mẽ để hình thành các cơ quan nên em bé ít phát triển về cân nặng. Đây cũng là lúc người mẹ ốm nghén nặng nhất do nồng độ hormone ostrogen tăng cao. Chính vì thế, nhiều mẹ sẽ ăn rất ít, nhạy cảm với mùi đồ ăn, nôn ói nhiều dẫn đến không tăng cân, thậm chí sụt cân. Tình trạng này sẽ cải thiện dần trong những tháng tiếp theo của thai kỳ.

Chú ý trong chế độ ăn 3 tháng đầu thai kỳ

Bà bầu 3 tháng đầu nên tăng từ 1,5- 2,3kg là tốt nhất nhé

Chú ý trong chế độ ăn 3 tháng đầu thai kỳ giúp mẹ bầu xây dựng chế độ ăn uống hợp lí và có những cách ăn đúng đắn hơn trong 3 tháng này. Nhiều mẹ thắc mắc 3 tháng đầu không uống sắt có sao không? Mẹ lưu ý, việc uống bổ sung sắt và axit folic trước và trong giai đoạn đầu thai kì được WHO khuyến cáo. Mẹ nên bổ sung đầy đủ để đảm bảo sức khỏe của bản thân và sự phát triển toàn diện của thai nhi nhé! Nếu chưa kịp bổ sung trước thai kì, mẹ nên bổ sung sớm nhất có thể đồng thời, nhớ khám thai đúng lịch để theo dõi chính xác quá trình phát triển của bé và có những biện pháp bổ sung kịp thời mẹ nhé! Chúc các mẹ luôn có thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi có tiền đề phát triển tốt nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn