Trang chủ » Chú ý khi đi lại trong 3 tháng đầu mang thai

Chú ý khi đi lại trong 3 tháng đầu mang thai

(29/03/2023)

Mẹ bầu 3 tháng đầu không chỉ quan tâm đến ăn uống hằng ngày mà còn rất chú ý đến việc đi lại. Đi lại trong 3 tháng đầu mang thai cần phải chú ý điều gì để vừa duy trì sinh hoạt bình thường cho các mẹ mà còn đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Rate this post

Mẹ bầu 3 tháng đầu đi lại nhiều có sao không?

Giai đoạn 3 tháng đầu là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi bởi thời gian này thai nhi đang làm tổ, chưa bám chắc vào tử cung do đó mọi vấn đề như ăn uống đi lại hằng ngày rất cần được chú ý. Rất nhiều mẹ bầu 3 tháng đầu vẫn chưa biết mình mang thai dẫn đến những việc làm và sinh hoạt hằng ngày vẫn diễn ra bình thường. Vậy đi lại nhiều trong 3 tháng đầu có sao không?

Đối với các mẹ bầu 3 tháng đầu, việc đi lại vẫn diễn ra bình thường nếu mẹ có sức khỏe tốt và không có bất cứ nguy cơ nào cho thai kì. Thói quen vận động đi lại thường được khuyến khích vì giúp cơ thể mẹ bầu dẻo dai hơn. Đi lại cũng giúp cơ thể đốt cháy lượng calo, phòng béo phì trong thai kỳ

Giai đoạn này bụng bầu của mẹ chưa lớn và chưa gây cản trở việc đi lại của mẹ tuy nhiên mẹ cũng cần chú ý các hình thức đi lại đúng cách sao cho phù hợp với sức khỏe của bản thân. Đi lại đúng cách còn giúp mẹ tăng cường lưu thông máu, giúp ích cho quá trình bổ sung các dưỡng chất đầu thai kỳ. Mẹ đi bộ kết hợp ăn uống đầy đủ và uống các viên vi chất sẽ giúp 3 tháng đầu luôn khỏe mạnh.

Mẹ nên tìm hiểu thêm về chế độ ăn uống, sinh hoạt, 3 tháng đầu không uống sắt có sao không để giúp giai đoạn 3 tháng đầu được thuận lợi và khỏe mạnh nhất.

Chú ý khi đi lại trong 3 tháng đầu mang thai

Bà bầu 3 tháng đầu nên thận trọng khi đi lại 

Chú ý khi đi lại trong 3 tháng đầu mang thai

Đi lại vận động mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu. Trong sinh hoạt hằng ngày, các mẹ bầu cần chú ý khi đi lại trong 3 tháng đầu mang thai như sau:

  • Không nên đi lại quá nhiều: Với 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi mới hình thành một thời gian ngắn, vẫn chưa bám chắc vào tử cung, nếu những mẹ có sức khỏe yếu thì đi lại quá nhiều, dễ gây áp lực cho vùng chậu và bụng dẫn đến nguy cơ sảy thai.
  • Không đi đường xóc, ổ gà: Địa hình di chuyển gập ghềnh dễ khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị ngã xuống đường gây sảy thai hoặc đường quá xóc sẽ khiến thai nhi khó bám chắc vào tử cung.
  • Không nên phanh gấp: Khi đi lại nhiều trên các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô nếu phanh gấp dễ khiến bụng và tử cung mẹ bầu bị chèn ép, nguy hiểm cho thai nhi.
  • Không đi lại nếu mẹ say xe: Những mẹ gặp tình trạng say xe thì không nên đi lại nhiều bằng ô tô, xe khách bởi việc đi lại nhiều bằng các phương tiện như xe buýt, xe khách,… dễ dẫn đến tình trạng mẹ bị nôn nhiều, mất nước nguy cơ suy kiệt cơ thể.
  • Không đi lại dưới thời tiết khắc nhiệt: Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên đi lại trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa lớn, gió lạnh… Thời tiết xấu có thể khiến mẹ mệt mỏi kiệt sức và dễ xảy ra tai nạn không mong muốn.

Hướng dẫn đi lại đúng cách cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Đi bộ

Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể đi bộ tập thể dục để duy trì sức khỏe và giúp tuần hoàn máu tốt hơn. Khi đi bộ cần chú ý:

  • Quãng đường vừa phải: Mẹ bầu cần lựa chọn quãng đường di chuyển linh hoạt theo tình trạng sức khỏe mẹ bầu. Nếu mẹ bầu cảm thấy mệt hay mỏi, nên dừng lại để nghỉ ngơi.
  • Chọn vị trí đi bằng phẳng: Việc đi bộ trên mặt đường bằng phẳng cũng đảm bảo an toàn hơn cho mẹ bầu, tránh nguy cơ vấp ngã.
  • Không gian đi bộ trong lành: Mẹ nên đi bộ ở nơi thoáng mát, trong lành sẽ giúp hạn chế được vi khuẩn tấn công sức khỏe mẹ bầu.
  • Trường hợp không nên đi bộ: Những mẹ bầu có bệnh tim, tiền sử sinh non thì không nên đi bộ. Vì điều này có thể khiến tim hoạt động nhiều hơn, gây nguy hiểm.

Chú ý khi đi lại trong 3 tháng đầu mang thai

Mẹ bầu nên đi bộ với quãng đường vừa phải

Đi xe máy, ô tô

Trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu sức khỏe mẹ bầu tốt, phản xạ nhanh nhạy, chắc tay lái thì việc di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô được xem là an toàn.

  • Loại xe: Mẹ bầu nên lựa chọn xe ga hoặc xe có chiều cao và kích thước vừa phải để thuận tiện hơn trong trường hợp tự cầm lái và lên xuống xe.
  • Tốc độ: Mẹ bầu nên di chuyển với tốc độ chậm, không nên đi nhanh và tránh không đi đường sóc, có nhiều ổ gà, ổ voi trên đường.
  • Xử lý khi dừng, đỗ xe: Khi dừng hoặc đỗ xe, mẹ bầu nên quan sát gương chiếu hậu để có thể quan sát các phương tiện di chuyển đằng sau. Mẹ bầu nên từ từ giảm tốc độ chứ không nên dừng đột ngột nhằm tránh các va chạm đáng tiếc có thể xảy ra.
  • Trang phục khi đi xe máy để đảm bảo an toàn: Mẹ bầu nên mặc đồ thoải mái, phải đội mũ bảo hiểm đúng chuẩn, đeo khẩu trang. Vào những ngày nắng nóng các mẹ cần sắm thêm áo, váy chống nắng, kính râm,…

Chú ý khi đi lại trong 3 tháng đầu mang thai

Đi lại bằng ô tô nên chú ý tốc độ các mẹ nhé

Đi máy bay

Trong 3 tháng đầu, nếu mẹ bầu không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe vẫn có thể di chuyển bằng máy bay. Tuy nhiên sự thay đổi áp suất không khí trong máy bay có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi hô hấp, làm tình trạng ốm nghén nghiêm trọng hơn.

  • Vị trí ngồi phù hợp: Mẹ bầu nên chọn vị trí ngồi rộng rãi để có thêm chỗ để chân, nếu có thể nên lựa chọn vị trí ngồi có không gian thư giãn hoặc ghế trống bên cạnh. Đặc biệt, mẹ bầu cần đảm bảo thắt dây an toàn đúng quy định trong suốt chuyến bay.
  • Chỉ nên mang vật dụng giúp chuyến bay thoải mái, dễ chịu: Mẹ nên chuẩn bị các vật dụng như gối kê cổ, đồ ăn nhẹ, một số loại thuốc cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chọn trang phục: Mẹ bầu nên chọn trang phục thoải mái, rộng rãi, dễ cử động và đi lại.

Bên cạnh các chú ý trong việc đi lại, mẹ bầu 3 tháng đầu đừng quên bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết cho thai kì, đặc biệt là sắt và axit folic. Bởi đây là bộ đôi vi chất đặc biệt quan trọng với sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này.

Viên sắt và axit folic cho bà bầu nhập khẩu từ Châu Âu

Viên sắt và axit folic cho bà bầu nhập khẩu từ Châu Âu

Chú ý khi đi lại trong 3 tháng đầu mang thai đã giúp mẹ có thêm những kinh nghiệm về việc di chuyển trong giai đoạn nhạy cảm này.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn