(16/10/2018)
Chóng mặt là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này nặng hơn sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Do thiếu hụt lượng máu cần thiết
Khi cơ thể mẹ bầu bị thiếu máu, lượng hồng cầu để cung cấp oxy cho não và một số cơ quan khác sẽ ít đi. Từ đó gây ra hiện tượng chóng mặt ở mẹ bầu. Mà thiếu sắt là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu.
Cho nên, để cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả, mẹ bầu cần bổ sung sắt thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày và viên uống trong suốt quá trình mang thai.
Do thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết
Khi cơ thể mẹ bầu bị đói sẽ làm hạ đường huyết dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Bên cạnh đó, thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai.
Chính vì vậy, mẹ bầu cần uống đủ nước, nhất là khi trời nóng hay tham gia hoạt động. Đồng thời, để hạn chế hạ đường huyết, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn hay thêm các bữa phụ ngoài 3 bữa chính hàng ngày.
Do thường xuyên nằm ngửa
3 tháng cuối là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất, nó có thể làm chậm đi sự tuần hoàn máu ở đôi chân mẹ bầu. Bởi trọng lượng thai nhi gây áp lực lên động mạch chủ và mạch ở khung xương chậu của mẹ.
Thường xuyên nằm ngửa khi mang thai sẽ làm tăng nhịp tim, giảm huyết áp nên làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu, buồn nôn, chóng mặt.
Do đứng dậy quá nhanh
Máu trong cơ thể sẽ dồn về phía bàn chân và bắp chân mỗi khi ngồi. Do đó, việc đột ngột đứng dậy sẽ làm cho lượng máu ở chân chưa kịp lên tim khiến cho huyết áp giảm và gây hiện tượng choáng váng.
Ngoài ra, để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng chóng mặt khi mang thai, mẹ cũng có thể bổ sung axit folic và sắt thông qua sản phẩm bổ sung hợp lý, an toàn. Sản phẩm nên bao gốm cả sắt hữu cơ và lượng axit folic phù hợp để đảm bảo tối đa lượng vi chất được hấp thu vào cơ thể.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ