Theo dõi chỉ số chiều dài của thai nhi giúp mẹ bầu biết được sự phát triển của con yêu, từ đó có kế hoạch chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập để em bé phát triển tốt nhất.Vậy chiều dài em bé trong bụng mẹ là bao nhiêu?
Bảng cân nặng chiều dài em bé trong bụng mẹ theo tuần
Theo dõi kích thước thai nhi để có phương pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lí
Để biết thai nhi có phát triển bình thường, chỉ số cân nặng và chiều dài em bé có bình thường hay không, mẹ bầu tham khảo bảng chiều cao, cân nặng thai nhi hàng tuần của WHO dưới đây.
- Tuần 8 của thai kì: Chiều dài thai nhi 1.6 cm, cân nặng 1-10g.
- Tuần 9 của thai kì: Chiều dài 2.3 cm, cân nặng khoảng 1-10 gam
- Tuần 10: Chiều dài 3.1 cm, cân nặng khoảng 1-10 gam
- Tuần 11: Chiều dài 4.1 cm, cân nặng khoảng 50 – 70 gam
- Tuần 12: Chiều dài 5.4 cm, cân nặng khoảng 50 – 70 gam
- Tuần 13: Chiều dài 7.4 cm, cân nặng khoảng 50 – 70 gam
- Tuần 14: Chiều dài 8.7 cm, cân nặng khoảng 50 – 70 gam
- Tuần 15: Chiều dài 10.1 cm, cân nặng khoảng 70 gam
- Tuần 16: Chiều dài 11.6 cm, cân nặng khoảng 100 gam
- Tuần17: Chiều dài 13 cm, cân nặng khoảng 140 gam
- Tuần 18: Chiều dài 14.2 cm, cân nặng khoảng 190 gam
- Tuần 19: Chiều dài 15.3 cm, cân nặng khoảng 240 gam
- Tuần 20: Chiều dài 16.4 cm, cân nặng khoảng 300 gam
- Tuần 21: Chiều dài 25.6 cm, cân nặng khoảng 360 gam
- Tuần 22: Chiều dài 27.8 cm, cân nặng khoảng 430 gam
- Tuần 23: Chiều dài 28.9 cm, cân nặng khoảng 501 gam
- Tuần 24: Chiều dài 30 cm, cân nặng khoảng 600 gam
- Tuần 25: Chiều dài 34.6 cm, cân nặng khoảng 660 gam
- Tuần 26: Chiều dài 35.6 cm, cân nặng khoảng 760 gam
- Tuần 27: Chiều dài 36.6 cm, cân nặng khoảng 875 gam
- Tuần 28: Chiều dài 37.6 cm, cân nặng khoảng 1005 gam
- Tuần 29: Chiều dài 38.6 cm, cân nặng khoảng 1153 gam
- Tuần 30: Chiều dài 39.9 cm, cân nặng khoảng 1319 gam
- Tuần 31: Chiều dài 41.1 cm, cân nặng khoảng 1502 gam
- Tuần 32: Chiều dài 42.4 cm, cân nặng khoảng 1702 gam
- Tuần 33: Chiều dài 43.7 cm, cân nặng khoảng 1918 gam
- Tuần 34: Chiều dài 45 cm, cân nặng khoảng 2146 gam
- Tuần 35: Chiều dài 46.2 cm, cân nặng khoảng 2383 gam
- Tuần 36: Chiều dài 47.4 cm, cân nặng khoảng 2622 gam
- Tuần 37: Chiều dài 48.6 cm, cân nặng khoảng 2859 gam
- Tuần 38: Chiều dài 49.8 cm, cân nặng khoảng 3083 gam
- Tuần 39: Chiều dài 50.7 cm, cân nặng khoảng 3288 gam
- Tuần 40: Chiều dài 51.2 cm, cân nặng khoảng 3462 gam
Trên thực tế, cân nặng và kích thước của thai nhi có thể thay đổi một chút so với bảng trên. Do đó dựa vào bảng này, các mẹ có thể chủ động theo dõi được chiều dài của thai nhi theo từng tuần tuổi, từ đó có phương pháp chăm sóc thai nhi hợp lí.
Một số yếu tố ảnh hưởng kích thước thai nhi theo tuần
Kích thước em bé phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và yếu tố di truyền
- Yếu tố di truyền: Điều này có nghĩa là kích thước của thai nhi có thể tương đồng với chiều cao, cân nặng của ba mẹ. Ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những chỉ số về kích thước thai nhi khác nhau.
- Mẹ bầu đang mắc một số bệnh lý: Nếu mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì thì chỉ số cân nặng của trẻ nặng hơn đứa trẻ ở những mẹ bình thường. Ngược lại, nếu trong thời gian mang thai mẹ gầy yếu hoặc không tăng cân dẫn đến thai nhi bị còi cọc, nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
- Thứ tự sinh con: Thông thường, con thứ hai thường lớn hơn con đầu lòng, nhưng nếu khoảng cách sinh giữa các con quá gần nhau thì có thể xảy ra tình trạng ngược lại. Trong trường hợp đa thai, cân nặng của các con cũng thấp hơn so với cân nặng chuẩn của thai nhi.
Những lưu ý về cân nặng của thai nhi
Nếu khi thấy chỉ số cân nặng của thai nhi lớn hơn biểu đồ cân nặng tiêu chuẩn, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ, điều này sẽ gây khó khăn cho việc sinh nở. Do đó mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn xuống để cân nặng của thai nhi trở về mốc chuẩn nhé.
Ngược lại nếu chỉ số cân nặng của thai nhi thấp hơn so với tiếu chuẩn, mẹ nên chú ý bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, sữa…Đồng thời tăng cường ăn những loại trái cây giúp thai nhi tăng cân, để cải thiện cân nặng của
Trường hợp kích thước của thai nhi lớn hơn biểu đồ chuẩn khoảng 3 cm thì có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì ngay từ trong bụng mẹ. Mẹ nên cân nhắc, hạn chế các thức ăn đồ uống nhiều đường, và nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Viên sắt và axit folic cho bà bầu – nhập khẩu từ Châu Âu
Khi mang thai, mẹ bầu nên theo dõi biểu đồ cân nặng và kích thước thai nhi theo tuần để có thể chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp em bé phát triển tốt. Ngoài ra, các mẹ nên bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu cho mẹ bầu như: Sắt, canxi… qua cả chế độ ăn và uống. Nhiều mẹ băn khoăn không biết sắt nước hay sắt viên tốt hơn. Mỗi loại sắt đều có ưu điểm riêng. Tuy nhiên, sắt viên được nhiều mẹ bầu ưu ái hơn do dễ sử dụng và tiện lợi và không gây mùi tanh khi uống. Mẹ có thể căn cứ vào nhu cầu của cơ thể để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.