Trang chủ » Chỉ số sắt trong máu bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số sắt trong máu bao nhiêu là bình thường?

(28/09/2024)

Sắt giữ vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, góp phần tham gia tạo thành huyết sắc tố, protein trong tế bào hồng cầu mang oxy. Thực hiện xét nghiệm sắt giúp kiểm tra xem chất này được chuyển hóa trong cơ thể thế nào. Vậy chỉ số sắt trong máu bao nhiêu là bình thường?

Rate this post

Tìm hiểu xét nghiệm sắt huyết thanh

Chỉ số sắt trong máu bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm sắt huyết thanh hay được chỉ định với trường hợp có dấu hiệu bị thiếu máu

Để biết chỉ số sắt có nằm trong phạm vi cho phép không, bạn cần thực hiện xét nghiệm định lượng sắt huyết thanh. Xét nghiệm này sẽ cho biết nồng độ sắt trong máu ở thời điểm kiểm tra để bác sĩ căn cứ chẩn đoán cơ thể có bị thiếu sắt không, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Nhiều người cũng thắc mắc chỉ số sắt trong máu bao nhiêu là bình thường và xét nghiệm sắt kiểm tra những gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh hay được chỉ định với trường hợp có dấu hiệu bị thiếu máu hay kèm theo các xét nghiệm khác có kết quả bất thường. Thực hiện xét nghiệm sắt sẽ kiểm tra một số vấn đề sau:

  • Lượng sắt liên kết với transferrin có trong máu (huyết thanh).
  • Lượng sắt cần thiết để liên kết với transferrin. Giá trị này gọi là tổng khả năng liên kết sắt (TIBC).
  • Tỷ lệ transferrin và sắt liên kết với chúng. Giá trị này gọi là bão hòa transferrin.

Trả lời câu hỏi chỉ số sắt trong máu bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số sắt trong máu bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm sắt trong máu cho biết khả năng chuyển hóa sắt trong cơ thể

Xét nghiệm sắt huyết thanh sẽ đưa ra kết quả chỉ số sắt trong máu, từ đó các bác sĩ sẽ đánh giá được khả năng chuyển hóa sắt của cơ thể.

Chỉ số xét nghiệm sắt trong máu bình thường

  • Chỉ số sắt huyết thanh ở nam giới: 70 – 175 mcg/dL (12.5 – 31.3 mcmol/L).
  • Chỉ số sắt huyết thanh ở nữ giới: 50 – 150 mcg/dL (8.9 – 26,8 mcmol/L).

Giá trị tham chiếu này sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào đơn vị đo và phương pháp thử nghiệm được áp dụng tại các phòng thí nghiệm.

Trường hợp kết quả xét nghiệm sắt huyết thanh cho chỉ số cao

  • Bị nhiễm sắc tố sắt.
  • Dư thừa sắt.
  • Mắc bệnh gan cấp tính, viêm gan, viêm thận, thiếu máu tăng sắc.
  • Tế bào gan bị hoại tử.

Trường hợp kết quả xét nghiệm sắt huyết thanh cho chỉ số thấp

  • Bị thiếu máu do thiếu sắt.
  • Bệnh Kwashiorkor.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Gặp vấn đề về giảm hấp thu như bị đau dạ dày, tiêu chảy mạn, hội chứng giảm hấp thụ, dịch vị thiếu acid,…
  • Bị mất máu sau phẫu thuật.
  • Nhu cầu về sắt của cơ thể tăng nhưng khẩu phần ăn không cung cấp đủ.
  • Cơ thể trong giai đoạn tăng trưởng, hành kinh, mang thai, sau phẫu thuật.
  • Bị nhiễm trùng.
  • Cơ thể mắc hội chứng viêm.
  • Ung thư biểu mô.
  • Một số nguyên nhân khác như bị suy giáp, hội chứng thận hư, tăng urê máu, bỏng trên diện rộng,…

Phòng ngừa tình trạng thiếu hay thừa sắt ở phụ nữ mang thai

Với những đối tượng có nguy cơ bị thiếu sắt cao như phụ nữ mang thai, việc bổ sung sắt là cần thiết nhưng phải bổ sung đúng cách. Dưới đây là một số cách phòng ngừa tình trạng thiếu hay thừa sắt mẹ cần lưu ý:

  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng đa dạng với nhiều thực phẩm phong phú, đặc biệt ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt, trứng, ăn rau củ giàu vitamin C..
  • Kết hợp ăn các thực phẩm chứa protein như thịt đỏ, thịt gà, cá giúp tăng lượng hồng cầu trong máu.
  • Bổ sung các loại rau lá xanh, nho khô, khoai tây, quả mơ, chuối, lựu… đều là thực phẩm rất giàu chất sắt.
  • Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường, phòng tránh giun sán.
  • Bổ sung viên sắt cho bà bầu trong suốt các giai đoạn thai kỳ để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của cơ thể. Mẹ hãy lựa chọn viên sắt bầu chuyên biệt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo hiệu quả sử dụng.

Chỉ số sắt trong máu bao nhiêu là bình thường?

Viên sắt cho bà bầu – hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin giúp bạn trả lời được câu hỏi “Chỉ số sắt trong máu bao nhiêu là bình thường” và hiểu rõ hơn về xét nghiệm sắt huyết thanh. Để có một cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa tình trạng thiếu sắt hay thừa sắt, bạn hãy duy trì một chế độ ăn uống đủ chất, sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ mỗi ngày. Lưu ý nếu bổ sung sắt thì cần dùng đúng cách, đủ liều lượng và tìm hiểu uống sắt xong có được ăn hoa quả không, thời điểm uống sắt lúc nào tốt để mang lại hiệu quả tối ưu.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36