Trang chủ » Chỉ số chiều dài xương mũi của thai nhi nói lên điều gì?

Chỉ số chiều dài xương mũi của thai nhi nói lên điều gì?

(16/12/2018)

Chỉ số chiều dài xương mũi giúp mẹ bầu nhận biết được thai nhi đang phát triển ở mức độ nào. Bình thường hay bất thường? Có ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển của bé cưng sau khi ra đời.

5 (100%) 2 votes

Thông thường vào các tuần thai ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ tiến hành các xét nghiệm để đo chỉ số chiều dài xương mũi của thai nhi. Thông qua đó để chẩn đoán những nguy cơ thai nhi có thể mắc phải.

Chẩn đoán trước sinh hội chứng Down

Là một trong những xét nghiệm trước sinh cực kỳ quan trọng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần thực hiện.

Các thành phần cơ bản nhất của mũi thai nhi sẽ bắt đầu hình thành ở thời gian cuối tam cá nguyệt thứ nhất. Thai 4 tuần tuổi là mũi đã bắt đầu được hình thành giống như đường thở của bào thai. Khi tiến hành các xét nghiệm cần thiết trước sinh, mẹ bầu có thể phát hiện được dấu hiệu hay hình ảnh của chứng bất sản xương mũi thai nhi.

Sự bất thường của xương mũi thai nhi chính là dấu hiệu mô tả tình trạng không phát hiện thấy xương mũi thai nhi khi tiến hành các xét nghiệm khám thai. Đồng thời, sự bất thường xương mũi cũng chính là dấu hiệu nhận biết nguy cơ thai nhi mắc phải hội chứng Down là rất cao. Chiều dài xương mũi càng ngắn thì khả năng mắc phải hội chứng này càng cao.

Hội chứng Down là hiện tượng dư thừa một nhiễm sắc thể số 21 trong bộ gen. Hội chứng này ở trẻ sơ sinh gây ra những khó khăn nhất định trong việc chăm sóc bé, bé có thể bị táo bón hay gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa. Lớn lên trẻ bị chậm ngôn ngữ, kỹ năng tự chăm sóc gần như không có. Trẻ hoàn toàn có thể học tập và phát triển nhưng sẽ rất chậm và thường phải học suốt đời.

Chiều dài xương mũi chuẩn theo tuần tuổi thai

Trong một nghiên cứu từ các nhà khoa học ở Philipine năm 2010- 2011 về chiều dài xương mũi thai nhi ở 74 thai phụ cho thấy: chỉ số chiều dài xương mũi thai nhi ở tuần thai thứ 11, 12, 13, 14 và 15 tương ứng với 1,97mm, 2,37mm, 2,90mm, 3,44mm và 4,05mm. Tuy nhiên, đây chỉ là những chỉ số mẹ bầu có thể tham khảo, chứ không hoàn toàn là chỉ số bắt buộc cho thai nhi.

Chiều dài xương mũi thai nhi cũng phụ thuộc vào tính di truyền của bố mẹ. Vì thế, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng khi thấy chỉ số xương mũi của con ngắn.

Cách cải thiện chỉ số phát triển của thai nhi

Để thai nhi có điều kiện tốt nhất để phát triển, thì người mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mình một cách đầy đủ, khoa học và hợp lý. Vì điều này sẽ quyết định đến chiều cao, cân nặng cùng sự phát triển về trí tuệ của bé.

Những dưỡng chất quan trọng mà mẹ bầu cần bổ sing trong suốt thai kỳ đó là: canxi, vitamin D, chất đạm, axit folic, sắt, kẽm,… Đồng thời, trong suốt thai kỳ và kể cả sau sinh, mẹ bầu hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa cồn, chất kích thích gây hại như: rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas,…

Ngoài ra, người mẹ cũng cần có chế độ luyện tập thể thao lành mạnh. Những bài tập nhẹ nhàng của mẹ sẽ tạo điều kiện tốt giúp thai nhi phát triển tốt hơn để sẵn sàng chờ đón ngày ra đời đó nhé.

 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn