Trang chủ » Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cho bà bầu

(02/04/2022)

Dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung đủ và đúng nguồn dinh dưỡng theo nhu cầu phát triển của em bé. Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cho bà bầu như thế nào là hợp lý? Mẹ bầu cần ăn gì, kiêng gì là vấn đề được quan tâm.

Rate this post

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ được tính từ tuần thứ 13 đến tuần 26 của thai kỳ. Đây là giai đoạn tập trung tăng cân của cả mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, hàm lượng dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng và mẹ cần phải đặc biệt lưu ý.

Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ

Trải qua thời kỳ ốm nghén giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, 3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn mẹ cần tập trung bổ sung dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe và đáp ứng đủ nhu cầu phát triển mạnh mẽ của thai nhi.

Vào giai đoạn này, mẹ sẽ ăn nhiều hơn mức bình thường trước đó, nặng lượng tăng lên khoảng 300 – 350 calories mỗi ngày và tăng 60g chất đạm. Những dưỡng chất mẹ cần đặc biệt phải bổ sung khi mang thai 3 tháng giữa là axit folic, kẽm, DHA, canxi và sắt cho bà bầu. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung nhiều protein vì nhu cầu protein giai đoạn này tăng cao.

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cho bà bầu

Sản phẩm bổ sung DHA, canxi và sắt cho bà bầu chính hãng

Ở tam cá nguyệt thứ 2, nhu cầu acid folic của mẹ vẫn như giai đoạn đầu, khoảng 600mcg mỗi ngày. Mẹ cần tăng thêm sắt và vitamin C vì đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu tích lũy sắt để sử dụng khi cần thiết. Vì thế, cần bổ sung thêm vitamin C để tăng hiệu quả hấp thu sắt.

Vitamin D cũng là thứ mẹ cần bổ sung nhiều trong 3 tháng giữa mang thai. Mỗi ngày nên bổ sung 400 IU. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung vitamin A và đa dạng các vitamin, khoáng chất khác để cơ thể luôn khỏe mạnh và thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất.

3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu nên ăn gì?

Từ tuần thứ 13, xương của thai nhi bắt đầu phát triển. Bên cạnh đó, các đặc điểm khuôn mặt, chân tay và não cũng phát triển mạnh mẽ. Vì thế, mẹ cần bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng, tăng gấp đôi so với tam cá nguyệt đầu tiên để đảm bảo thai nhi phát triển tốt.

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cho bà bầu

Bữa ăn của bà bầu cần đầy đủ và cân bằng các loại dinh dưỡng

Trong chế độ ăn hằng ngày, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm dưới đây:

  • Các thực phẩm giàu protein như cá, thịt, đậu…vừa bổ sung protein vừa bổ sung sắt.
  • Bổ sung các thực phẩm từ sữa ít béo để cung cấp canxi cho cơ thể.
  • Mỗi ngày hãy ăn 5 phần rau xanh và trái cây. Tốt nhất nên ăn các loại rau xanh lá như cải xoăn, cải bắp, súp lơ xanh, rau chân vịt… để cung cấp acid folic và sắt. Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, ổi, kiwi rất tốt cho mẹ bầu. Đặc biệt, ăn rau xanh trái cây nhiều mẹ cũng không còn phải lo lắng 3 tháng giữa nên ăn gì để vào con vì chúng không khiến mẹ bầu tăng cân nhanh lại cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho thai nhi.
  • Bổ sung đủ hàm lượng tinh bột cơ thể cần, từ những thực phẩm như cơm, bánh mì, khoai lang, khoai tây…
  • Các bữa ăn phụ mẹ có thể sử dụng những đồ ăn đồ uống nhẹ như hoa quả, sữa chua, bánh kẹp, ngũ cốc…
  • Bổ sung các loại cá giàu Omega-3 như cá hồi, cá ngừ… Tuy nhiên, chỉ ăn lượng vừa phải, 2 lần/tuần vì những loại cá này có chứa thủy ngân, ăn nhiều sẽ gây hại cho thai nhi.

3 tháng giữa thai kỳ mẹ không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cho bà bầu

Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều đồ ngọt

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là việc làm rất cần thiết và quan trọng với bà bầu. Dưới đây là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi nên mẹ bầu cần tránh:

  • Gia vị cay nóng như tiêu, ớt, ngũ vị hương… là những thứ mẹ không nên ăn nhiều vì gây nóng, có thể dẫn đến táo bón, trĩ.
  • Không ăn quá nhiều đồ ngọt vì khiến mẹ tăng cân nhanh, tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ và gây tình trạng đường trong máu tăng.
  • Không ăn nhiều mì chính vì có thể gây phù nề.
  • Không sử dụng quá 200mg Caffeine mỗi ngày, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn.
  • Hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp vì có thể chứa chất bảo quản gây hại cho sức khỏe.
  • Không ăn nhiều gan động vật vì chứa nhiều vitamin A. Tiêu thụ quá nhiều vitamin A gây lắng đọng có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh.

Bên cạnh việc ăn uống khoa học, mẹ bầu cũng nên tăng cường vận động, tập các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với bà bầu như yoga, đi bộ, bơi lội… để tăng cường sức khỏe và cải thiện tâm trạng.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn