Trang chủ » Cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai: 10 điều nhất định phải nhớ

Cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai: 10 điều nhất định phải nhớ

(04/05/2022)

Những người chuẩn bị mang thai lần đầu, thậm chí cả những bà mẹ mang thai lần thứ 2, 3 vẫn thường bối rối không biết cần phải làm những gì để có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện cả trí tuệ và thể lực. Cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai: 10 điều nhất định phải nhớ.

5 (100%) 2 votes

Cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai: 10 điều nhất định phải nhớ

Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt giai đoạn chuẩn bị mang thai rất quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe thai kỳ và quá trình phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Các bà mẹ mang thai lần đầu hay mang thai lần 2, 3 nhất định phải nhớ 10 điều trong cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai dưới đây:

1. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Hiện nay có nhiều ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt cho các chị em, thay vì phải tự ghi nhớ hoặc ghi chú ra những cuốn sổ theo dõi như trước kia. Các chị em có thể tải những ứng dụng miễn phí hoặc tính phí với nhiều tính năng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng sức khỏe khi đến thời kỳ hành kinh như lượng máu, đau lưng, đau bụng, ngày rụng trứng, ngày giao hợp,… Những thông tin này đều hữu ích và rất quan trọng đối với quá trình theo dõi sức khỏe thai kỳ.

Cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai: 10 điều nhất định phải nhớ

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để xác định ngày rụng trứng và thời điểm quamn hệ vợ chồng có khả năng thụ thai cao

2. Khám sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản

Mục đích của khám tiền sản là tìm ra những vấn đề có thể khiến sức khỏe thai kỳ bị ảnh hưởng để tìm những phương án giải quyết tốt nhất để tăng khả năng thụ thai và giúp thai nhi khỏe mạnh hơn. Sau có kết quả khám và xét nghiệm bác sĩ sẽ tư vấn cho các cặp đôi về chế độ dinh dưỡng, lối sống, điều trị những bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sức khỏe thai kỳ. Một số bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn co giật, trầm cảm khiến thai kỳ có nguy cơ rủi ro cao cần áp dụng các biện pháp kiểm soát trong thai kỳ.

3. Tiêm vaccine đầy đủ trước khi mang thai

Theo khuyến cáo của WHO, trước khi mang thai người mẹ cần tiêm một số loại vaccine để bảo vệ thai nhi trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thủy đậu, cúm, sởi, ho gà,… Giai đoạn đầu thai kỳ bà bầu rất dễ bị virus, vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công vì hệ miễn dịch suy yếu để tế bào thai không bài xích, tấn công và đào thải ra khỏi cơ thể. Sự thay đổi của tuyến nội tiết khi mang thai cũng khiến hệ miễn dịch bị suy yếu hơn. Tiêm phòng trước khi mang thai là rất cần thiết để củng cố hệ miễn dịch của mẹ, tăng sức đề kháng chơ cơ thể trước những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với thai kỳ.

4. Ảnh hưởng của thừa – thiếu cân với khả năng mang thai và sức khỏe thai kỳ

Thừa cân, béo phì, thiếu cân đều khiến các hormone sinh sản bị rối loạn, người mẹ rất khó thụ thai. Thừa cân, béo phì, thiếu cân còn làm tăng nguy cơ thai kỳ xuất hiện biến chứng như tiền sản giật, huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ, sảy thai, sinh non, thai nhi bị suy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh, trẻ sinh ra có thể lực yếu, trí tuệ chậm phát triển hoặc bị rối loạn nhận thức – hành vi. Béo phì còn là nguyên nhân gây ra hội chứng Macrosomia – thai nhi có kích thước lớn hơn bình thường, tăng nguy cơ chấn thương khi sinh, hạ đường huyết sơ sinh hoặc khiến trẻ đột tử ngay trong bụng mẹ.

Kiểm soát cân nặng là rất cần thiết để tăng khả năng thụ thai và sức khỏe thai kỳ. Theo dõi chỉ số BMI, kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày, thay đổi chế độ dinh dưỡng và thực hành lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao để đưa cân nặng về mức bình thường.

Cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai: 10 điều nhất định phải nhớ

Béo phì làm giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ rủi ro, biến chứng khi mang thai

5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Bà bầu cần tích cực bổ sung vi chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng, phát triển và thay thế các mô tế bào bị oxy hóa. Hấu hết các chất dinh dưỡng đều có trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Trước khi mang thai người mẹ cần tìm hiểu các chất dinh dưỡng cần bổ sung, có trong thức ăn nào, để lựa chọn các thực phẩm phù hợp.

6. Thực hành lối sống lành mạnh

Hút thuốc, uống rượu, sử dụng thuốc điều trị bệnh lý, lối sống hàng ngày đều có tác động trực tiếp đến khả năng thụ thai, sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Cả ông bố và bà mẹ đều cần tránh xa thuốc lá, rượu, chất kích thích, hóa chất độc hại,… Bên cạnh đó, cả 2 vợ chồng cũng cần sử dụng thức ăn sạch, tươi, ăn chín uống sôi, ngủ đủ 7 – 8h/ngày, đi ngủ trước 23h và không làm việc nặng, luyện tập thể dục thể thao cường độ cao. Nhờ đó có thể tăng khả năng thụ thai, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và nâng cao sức khỏe bà mẹ, thai nhi.

7. Uống vitamin tổng hợp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ

Hầu hết chất dinh dưỡng đều có trong thực phẩm, người bình thường chỉ cần cân đối dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày là có thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Với phụ nữ chuẩn bị hoặc đang mang thai, một số vi chất dinh dưỡng trở nên thiết yếu hơn, như sắt, axit folic, DHA,… cần được bổ sung hàm lượng cao gấp 2 – 6 lần bình thường, phải bổ sung bằng viên uống và thức ăn mới có thể cung cấp đủ.

Các viên vitamin sử dụng phổ biến trước khi mang thai thường là viên sắt bà bầu, DHA, cùng 1 số vitamin tổng hợp hỗ trợ thụ thai khác. Tùy theo thể trạng của mỗi bà mẹ mà hàm lượng vitamin cần bổ sung khác nhau. Do đó các chị em không nên tự ý uống vitamin mà cần thực hiện khám tiền sản để được bác sĩ tư vấn hợp lý.

Cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai: 10 điều nhất định phải nhớ

8. Tẩy giun

Ngay cả khi không có biểu hiện bị nhiễm giun bà mẹ chuẩn bị mang thai cũng cần tẩy giun triệt để trước khi mang thai 1 – 3 tháng. Nếu không tẩy giun trước đó, khi mang thai giun sẽ tranh hết dinh dưỡng của thai nhi khiến bé bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng từ trong bào thai.

9. Nhiễm trùng và sử dụng thuốc trước khi mang thai như thế nào?

Nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Một số bệnh nhiễm trùng là nguy nhân khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Những bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục làm giảm khả năng thụ thai và có thể lây cho thai nhi ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Trước khi mang thai phải khám tiền sản để sàng lọc và điều trị ngay, không làm ảnh hưởng đến thai kỳ.

Một số loại thuốc, bao gồm kháng sinh, làm đẹp da, vitamin, thuốc thảo dược, thuốc không kê đơn,… có thể làm ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi, không nên uống giai đoạn chuẩn bị mang thai và trong thai kỳ. Bà mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ 1 loại thuốc nào để tránh tình trạng vô tình làm ảnh hưởng xấu tới con.

10. Chọn bệnh viện theo dõi sức khỏe thai kỳ và sinh nở

Một số bệnh viện có các gói thai sản trọn gói bao gồm khám thai, siêu âm, tư vấn bác sĩ, lớp tiền sản, sinh nở và quá trình chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh. Việc lựa chọn bệnh viện để thăm khám hàng tháng, sinh nở, chăm sóc sau sinh rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe 2 mẹ con trong suốt quá trình mang thai và lưu trú tại bệnh viện sau sinh. Tùy theo khả năng, điều kiện của bản thân các bố mẹ có thể lựa chọn địa chỉ uy tín, đảm bảo an toàn.

Cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai: 10 điều nhất định phải nhớ

Chọn bệnh viện theo dõi sức khỏe thai kỳ và sinh nở chất lượng, an toàn và phù hợp với khả năng của mỗi cặp vợ chồng

Các vấn đề của lần mang thai trước ảnh hưởng như thế nào đến lần mang thai sau?

Một số vấn đề thai sản xuất hiện trong lần mang thai trước có thể xuất hiện trong thai kỳ sau hoặc làm tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề thai sản khác. Đó là các vấn đề như:

  • Sảy thai
  • Sinh non
  • Thai lưu
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Huyết áp cao
  • Tiền sản giật – sản giật

Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách trước và trong khi mang thai, sau khi sinh nở có thể hạn chế tối đa các nguy cơ có thể xảy ra. Rủi ro lặp lại cũng được hạn chế hiệu quả nếu cha mẹ thực hiện khám tiền sản, sàng lọc trước sinh để bác sĩ điều trị bệnh lý và hướng dẫn cách chăm sóc, phòng ngừa rủi ro ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai.

Bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu bằng đường uống là rất cần thiết để phòng ngừa rủi ro, nâng cao sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên việc uống vitamin hay bất kỳ một loại thuốc nào cũng cần được bác sĩ hướng dẫn trước đó.

Cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai: 10 điều nhất định phải nhớ

Khám tiền sản, uống vitamin tổng hợp tăng khả năng thụ thai là rất cần thiết, sàng lọc các rủi ro đã gặp ở kỳ mang thai trước đó

Cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai với 10 điều cần nhớ bên trên đã cung cấp cho các bậc làm cha mẹ thông tin về những điều quan trọng cần làm trong giai đoạn chuẩn bị mang thai. Chúc các chị em có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn