(25/09/2024)
Rút ngắn thời gian phục hồi sau sinh mổ là rất cần thiết để giúp cơ thể sản phụ nhanh chóng trở lại bình thường, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng hậu sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển toàn diện của con. Hướng dẫn sản phụ sau sinh mổ những các phục hồi tốt nhất.
Ngay sau phẫu thuật
Ngay sau sinh mổ sản phụ thường có triệu chứng buồn nôn, mất cân bằng. Tinh trạng buồn nôn có thể kéo dài trong 48h và các bác sĩ sẽ cho mẹ sử dụng một số loại thuốc để cải thiện.
Sau sinh mổ sản phụ cũng thường cảm thấy ngứa ngáy khắp cơ thể, đặc biệt là những trường hợp gây mê cột sống hoặc gây tê ngoài màng cứng. Cần thông báo cho bác sĩ ngay sau khi sản phụ có cảm giác ngứa ngáy toàn thân.
Khi có triệu chứng buồn nôn, ngứa ngáy sau sinh mổ sản phụ cần báo lại cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời
Sau phẫu thuật vài giờ
Sau khi mổ đẻ vài giờ y tá sẽ đến kiểm tra sức khỏe sản phụ để xác định chỉ số và các dấu hiệu khác để đảm bảo tử cung đã ổn định, âm đạo không bị chảy máu. Sau sinh cơ thể sẽ tiết dịch âm đạo gồm máu, vi khuẩn, mô niêm mạc tử cung. Vì thế dịch âm đạo có màu đỏ tươi trong những ngày đầu là hiện tượng hết sức bình thường.
6 – 12 giờ tiếp theo
Y tá sẽ tiến hành bỏ ống thông tiểu sau phẫu thuật trong khoảng 12 giờ nếu tình trạng của sản phụ đã ổn. Khi đó các bà mẹ sẽ được hướng dẫn cách tập thở sâu và ho để giúp phổi mở rộng, loại bỏ dịch ứ đọng, đặc biệt là với các sản phụ phải gây mê toàn thân, để giảm nguy cơ sản phụ bị viêm phổi.
Sau sinh mổ 1 ngày
Sau sinh 1 – 2 ngày các mẹ sẽ được khuyến khích rời giường, đi bộ xung quanh phòng bệnh một vài lần để tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông. Nhờ đó sản phụ cũng cảm thấy thoải mái hơn, bớt cảm giác mệt mỏi, uể oải sau sinh.
Sẹo dần hình thành khiến sản phụ cảm thấy vết mổ hơi đau và tê, da tối màu hơn bình thường và lớp da bắt đầu lồi lên. Bác sĩ sẽ kiểm tra vết mổ hàng ngày để theo dõi quá trình lành vết mổ để phát hiện bất thường kịp thời.
Sau sinh mổ 1 – 2 ngày sản phụ nên đi bộ quanh phòng bệnh để tăng cường lưu thông máu
2 – 4 ngày sau đó
Trong 2 ngày sau đó sản phụ có thể bị táo bón, đầy hơi vì phản ứng của ruột chậm hơn sau phẫu thuật. Mẹ cần thường xuyên đi lại quanh phòng bệnh để hỗ trơ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và dần trở lại bình thường.
Sau khi uống thuốc giảm đau sản phụ cũng thường được khuyến khích đi bộ vài vòng để cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời cũng cần đi tiểu thường xuyên để bàng quang không bị ứ nước tiếu khiến vết mổ phải chịu nhiều áp lực hơn còn tử cung lại khó co bóp.
Sau sinh khoảng 3 – 4 ngày sản phụ sẽ được cho xuất viện. Thời gian nằm viện dài hay ngắn phụ thuộc vào tình trạng của vết mổ và tốc độ hồi phục cơ thể của sản phụ.
Sau cuộc vượt cạn đầy thử thách, mẹ xứng đáng được nghỉ ngơi và tận hưởng niềm hạnh phúc bên con yêu. Để hành trình hồi phục sau sinh mổ diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng, hãy ghi nhớ những điều sau:
1. Vận động sớm và thường xuyên: Đừng ngại nhờ sự hỗ trợ từ người thân hay nhân viên y tế để bắt đầu vận động nhẹ nhàng ngay sau khi rút ống thông. Dù chỉ là những bước đi chậm rãi, việc vận động sớm sẽ giúp máu huyết lưu thông, ngăn ngừa các biến chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục.
2. Đừng nhịn tiểu: Khi có nhu cầu, hãy cố gắng đi vệ sinh ngay. Việc nhịn tiểu không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến vết mổ. Nếu cần, đừng ngại nhờ người thân giúp đỡ.
3.Chế độ ăn lành mạnh: Sau sinh mổ sản phụ cần được truyền tĩnh mạch ít nhất 2 ngày và không được ăn bất kỳ một loại thức ăn nào. Sau khi bác sĩ cho phép ăn sản phụ sinh mổ cũng không nên ăn cay vì hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng do quá trình mổ lấy thai, thức ăn cay có thể gây ra tình trạng trào ngược axit hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Thực đơn của mẹ sinh mổ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, thức ăn đa dạng, phong phú, chế biến dạng mềm, dễ tiêu hóa để giảm nguy cơ mẹ sau sinh bị táo bón. Đồng thời chú ý tránh sử dụng các thực phẩm gây mất sữa sau sinh, ăn nhiều các thực phẩm lợi sữa để không làm giảm lượng sữa mẹ. Thời gian đầu sau sinh mổ, do tác dụng phụ của các loại thuốc khác nhau sản phụ thường có ít sữa hơn các bà mẹ sinh thường. Nếu không kiêng các thực phẩm gây mất sữa mẹ rất khó gọi sữa về để có đủ sữa cho con bú.
Sau sinh mổ sản phụ không nên ăn thức ăn cay để tránh bị trào ngược axit, trào ngược dạ dày thực quản
4. Hạn chế mang vác nặng: Trong vài tuần đầu, hãy để vết mổ được nghỉ ngơi hoàn toàn. Tránh nâng bất cứ vật gì nặng để tránh tạo áp lực lên vết mổ.
5. Tập thể dục đúng cách: Chờ bác sĩ cho phép thì mẹ mới nên tập thể dục sau sinh để ổ bụng không bị tạo áp lực quá sớm gây chảy máu vết mổ, rất nguy hiểm. Sau sinh một vài ngày mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng, mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt để ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông. Sau 6 – 8 tuần mẹ sau sinh mổ mới có thể bắt đầu thực hiện các bài thể dục nhẹ nhàng để vết mổ không bị tác động mạnh.
6. Không nịt bụng: Mẹ nên tránh nịt bụng giảm vòng eo để vết mổ không bị tác dộng, làm tổn thương trở lại. Đồng thời các mạch máu ở bụng bị chèn ép, máu không lưu thông được khiến vết mổ lâu lành, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến sản phụ dễ bị thoát vị đĩa đệm sau này.
7. Chăm sóc vết mổ cẩn thận: Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc vết mổ, không tắm bằng nước quá nóng hoặc dùng vòi hoa sen để không làm ướt vết mổ trước khi lành sẹo hoàn toàn, không ngâm mình trong nước trong ít nhất 6 tuần sau sinh để hạn chế nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng.
8. Tư thế nằm thoải mái: Để giảm đau bụng, mẹ sau sinh mổ không nên nằm ngửa ngay từ khi sinh ra đến khi cắt chỉ vết mổ và bắt đầu liền sẹo. Thay vào đó sản phụ nên nằm nghiêng sẽ giúp giảm áp lực lên vết mổ và giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.
9. Sắp xếp không gian hợp lý: Cho bé nằm nôi hoặc võng bên cạnh giường ngủ của mẹ để giúp mẹ sinh mổ cảm thấy thoải mái hơn do vết mổ trên bụng được giảm áp lực những khi bé thức dậy đòi ăn.
10. Hạn chế nguy cơ táo bón: Mẹ sinh mổ cần uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh để giảm nguy cơ bị táo bón. Khi vết mổ chưa liền sẹo mà bị táo bón sẽ rất nguy hiểm, chỉ rặn mạnh một chút cũng có thể khiến vết mổ bị tổn thương, chảy máu gây nhiễm trùng. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể cho sản phụ sử dụng thuốc nhuận tràng để chống lại tác dụng phụ gây táo bón của thuốc giảm đau. Nếu sản phụ bị chướng bụng, đầy hơi bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chứa simethicone để kết hợp các bong bóng khí, giúp chúng thoát ra dễ dàng hơn.
Mẹ sinh mổ cần uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh để giảm nguy cơ bị táo bón
11. Cho con bú: Cho con bú không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho bé mà còn giúp mẹ hồi phục nhanh hơn. Hãy tìm tư thế cho bú thoải mái nhất để tránh gây đau đớn cho vết mổ.
12. Quan hệ vào thời điểm an toàn: Sinh thường có thể bắt đầu quan hệ tình dục sau sinh khoảng 6 tuần nhưng sinh mổ sẽ cần nhiều thời gian hơn để sản phụ có thể hồi phục. Lúc này các chị em không nên tránh né mà hãy trao đổi với nửa kia của mình về việc này để tạo không khí thoải mái, gần gũi giữa 2 vợ chồng. Mẹ sau sinh bị căng thẳng, stress không chỉ làm tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh mà còn làm chậm tốc độ hồi phục cơ thể.
13. Theo dõi sức khỏe sát sao: Các triệu chứng sốt, đau đầu, buồn nôn có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ sau sinh mổ đã bị nhiễm trùng, cần đến bệnh viện ngay để khám và theo dõi, điều trị kịp thời. Nhiễm trùng hậu sản là 1 trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tử vong ở các sản phụ sau sinh mổ.
14. Không tự ý uống thuốc: Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau và các loại thuốc khác.
15. Yêu thương bản thân: Vết sẹo sau sinh mổ là một phần của hành trình làm mẹ thiêng liêng. Hãy chấp nhận và yêu thương cơ thể mình.
16. Tiêm phòng đầy đủ: Tiêm phòng các loại vaccine như cúm mùa, thủy đậu, sởi, Rubella, uốn ván,… hoặc bất kỳ một loại vaccine cần thiết nào mà họ chưa được tiêm.
Viên sắt cho mẹ sau sinh, mẹ bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng
17. Bổ sung sắt: Bù lại lượng máu bị mất đi trong quá trình sinh mổ, chảy sản dịch, sản phụ cần bổ sung sắt bằng các loại thực phẩm giàu sắt và viên sắt uống sau sinh, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt. Nhờ đó các hệ cơ quan được cung cấp đầy đủ oxy, hoạt động hiệu quả, tăng cường khả năng tiêu hóa và miễn dịch giúp sản phụ nhanh hồi phục.
18. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể: Ngoài sắt, mẹ sau sinh mổ cũng cần bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hồi phục sau sinh và nuôi con sữa mẹ: canxi, DHA, axit folic, …; Có biện pháp tăng cường sức đề kháng sau sinh hiệu quả.
Trên đây là những các rút ngắn thời gian phục hồi sau sinh mổ do các chuyên gia hướng dẫn mà chúng tôi đã tổng hợp và giới thiệu. Chúc các chị em luôn khỏe mạnh để nuôi con khỏe, dạy con ngoan.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ