Trang chủ » Cách rặn để không bị rạch tầng sinh môn mẹ nên biết

Cách rặn để không bị rạch tầng sinh môn mẹ nên biết

(15/12/2022)

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật với mẹ sinh thường giúp ngăn ngừa tình trạng rách âm đạo khi sinh, hỗ trợ sản phụ khi sinh con to. Tuy nhiên nhiều trường hợp sản phục có cơ địa âm đạo giãn tốt, xương chậu nở rộng, thai nhi tương đối nhỏ theo siêu âm… thì có thể thực hiện cách rặn để không bị rạch tầng sinh môn khi mẹ vượt cạn.

1 (20%) 1 vote

Vì sao khi đẻ thường bị rạch tầng sinh môn?

Tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và vùng hậu môn. Thủ thuận sinh thường rạch tầng sinh môn hay áp dụng với sản phụ sinh thường lần đầu tiên để giúp đầu bé lọt qua dễ dàng mà không bị làm rách tầng sinh môn. Vết rạch dài hay ngắn, nông hay sâu sẽ phụ thuộc vào kích thước của em bé và tình trạng sức khỏe của mẹ. Tuy vậy, thủ thuật rạch tầng sinh môn không quá đáng sợ như mẹ vẫn nghĩ bởi trước khi thực hiện bác sĩ sẽ gây tê cho sản phụ và tầng sinh môn sẽ lành lại vài tuần sau sinh.

Quá trình rạch tầng sinh môn được tiến hành khi bác sĩ thấy đầu thai nhi lấp ló ở âm đạo, cửa âm đạo mở tối đa, lúc này sản phụ sẽ được gây tê tại chỗ. Tới khi cơn co thắt lên tới đỉnh thì bác sĩ sẽ thực hiện một đường cắt nhỏ rạch từ đáy âm đạo, chếch sang một bên để đầu em bé lọt qua. Sau khi sinh nở thuận lợi, gia đình cần lưu ý các kinh nghiệm dân gian chăm sóc bà đẻ kết hợp với các lưu ý chăm sóc sau sinh chuẩn khoa học từ bác sĩ để vết rạch tầng sinh môn nhanh lành.

Cách rặn để không bị rạch tầng sinh môn mẹ nên biết

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật cho mẹ sinh thường giúp quá trình sinh thuận lợi hơn

Cách rặn để không bị rạch tầng sinh môn mẹ nên biết

Thực tế cho thấy có những mẹ sinh thường dễ dàng một cách tự nhiên mà không cần can thiệp rạch tầng sinh môn. Dưới đây là hướng dẫn mẹ cách rặn để không bị rạch tầng sinh môn hiệu quả.

Thực hiện tư thế nằm đúng cách

Tư thế nằm đúng là khi tay, chân, mông, lưng của sản phụ được đặt đúng chỗ, góp phần trợ lực cho việc rặn đẻ diễn ra dễ dàng, chú ý:

  • Nằm trên bàn sinh, mẹ cần nằm cao đầu một góc nghiêng 45 độ, hai tay nắm chặt hai càng của bàn sinh.
  • Đặt hai chân đạp mạnh vào giá đỡ chân.
  • Lưng thẳng và áp sát xuống mặt bàn sinh.
  • Mông cong lên phía trước.

Thực hiện hít thở đúng cách

Việc rặn đẻ phải được phối hợp nhịp nhàng với động tác hít thở. Khi bắt đầu có cơn gò tử cung và bụng cứng dần là lúc cơn đau đẻ xuất hiện với cường độ và tần suất nhiều hơn, mạnh hơn. Cách hít thở đúng như sau:

  • Khi thấy cơn đau xuất hiện tức là có cơn co, mẹ cần bình tĩnh, hít bằng mũi và thở ra bằng miệng.
  • Đợi cơn đau tăng dần, sản phụ cần thở nông và nhanh hơn.
  • Ngậm chặt miệng và dồn hơi thật mạnh để lấy sức đẩy hơi xuống vùng bụng dưới để đẩy thai nhi ra bên ngoài.

Cách rặn để không bị rạch tầng sinh môn mẹ nên biết

Giữ nhịp thở kết hợp nhịp nhàng với hành động rặn đẻ để em bé ra ngoài dễ hơn

Hướng dẫn cách rặn để không bị rạch tầng sinh môn

Mẹ hãy luôn yên tâm bởi bên cạnh là các bác sĩ và y tá. Khi rặn miệng không được phát ra bất cứ âm thanh nào để giữ sức cho các cơn đau đẻ dồn dập, mẹ chỉ nên tập trung vào việc rặn. Giữa các cơn gò tử cung, nếu hết đau mẹ nên thở sâu và dưỡng sức đợi đợt rặn kế tiếp.

Cách rặn để không bị rạch tầng sinh môn như sau:

  • Khi mẹ thấy sắp hết hơi nhưng vẫn đau, hãy hít một hơi thật sâu và tiếp tục rặn mạnh cho tới khi không còn cảm giác đau bụng nữa.
  • Nên rặn đẻ một cách tự nhiên khi mẹ vẫn cảm thấy muốn rặn hoặc khi đầu em bé đã nhìn thấy được.
  • Để bản thân tỉnh táo, dành sức và chỉ nên rặn khi thấy cơn gò hối thúc.
  • Hãy ngừng rặn và hít thở nhẹ nhàng, chờ bé chào đời khi đầu bé đã được đẩy qua phần xương chậu và bắt đầu làm căng tầng sinh môn.

Viên sắt và canxi, DHA cho mẹ sau sinh, mẹ bầu - nhập khẩu châu Âu chính hãng

Viên sắt và canxi, DHA cho mẹ sau sinh, mẹ bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng

Sau sinh, sản phụ sẽ bước vào giai đoạn ở cữ và tập trung cho việc hồi phục sức khỏe, ăn uống ngủ nghỉ điều độ để làm lành các thương tổn và dưỡng sức. Cơ thể lúc này cần được bồi bổ với các món ngon giàu dinh dưỡng và nhất là cần tăng cường sắt và canxi cho mẹ sau sinh bằng viên uống đều đặn để tái tạo các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, bù đắp lượng máu lớn đã mất trong quá trình sinh. Cung cấp hàm lượng canxi giúp xương chắc khỏe và phòng tránh nhiều bệnh lý hậu sản phổ biến.

Cách rặn để không bị rạch tầng sinh môn như thế nào cho đúng đã được tiết lộ trong bài trên, mẹ hãy tham khảo và áp dụng để vượt cạn an toàn, thuận lợi.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn